Một hôm Khổng Tử nói với các đệ tử:
– Các trò này, các con có cho là ta có điều gì giấu giếm các con không? Ngài nhìn thẳng vào mắt họ nói tiếp – Ta đối với các con việc gì cũng công khai, không có điều gì giấu giếm cả. Đó chính là vì con người của ta như vậy.
Tử Lộ hỏi:
– Nên chọn người thế nào để kết bạn? Không nên chọn người như thế nào để kết bạn ạ?
Khổng Tử suy nghĩ rồi nói:
– Bạn có ích có ba loại, bạn hại có ba loại.
Kết bạn với người chính trực;
kết bạn với người tín thực;
kết bạn với người hiểu biết sâu rộng.
Như vậy là có ích.
Kết bạn với bọn nịnh hót ăn theo;
kết bạn với bọn người cung kính trước mắt, nói xấu sau lưng;
kết bạn với bọn người ba khoa khác lác;
tất nhiên là có hại.
Mẫn Tổn hỏi:
– Thưa thầy, với bạn tam giáo cửu lưu, ngũ hoa bát môn trên thế gian này, thì nên kế bạn với họ như thế nào ạ?
Khổng Tử lắng tai nghe tiếng bầy chim sẻ ríu rít trên cây hòe già một lúc rồi nói:
– Thấy bậc hiền nhân thì suy nghĩ lại học tập họ như thế nào, lấy họ làm gương cho bằng được như họ; gặp kẻ đức hành không tốt, thì tự kiểm tra mình, xem mình có những thói hư tật xấu như họ không?
Nhiễm Canh hỏi:
– Thưa thầy, tam tư nhi hậu hành, suy nghĩ ba lần rồi mới làm, có thể coi là quân tử được không?
Khổng Tử nói: “Có thể đấy! Nhưng đó chỉ là riêng từng việc thôi. Nếu suốt cả cuộc đời, người quân tử phải có chín điều suy nghĩ:
Một là, khi xem cần suy nghĩ xem đã rõ ràng chưa;
Hai là, khi nghe đã thấu triệt chưa;
Ba là, quan sát sắc mặt người khác, suy nghĩ xem có ôn hòa không;
Bốn là, xem dung mạo thái độ của người khác, suy nghĩ xem có nghiêm trang không;
Năm là, nghe lời ăn tiếng nói, suy nghĩ xem có thành thực không;
Sáu là, xét ở việc làm, suy nghĩ xem có nghiêm túc chân thật không;
Bảy là, gặp sự còn khó khăn nghi ngờ, suy nghĩ xem nên thỉnh giáo người khác như thế nào;
Tám là, khi sắp nổi cơn giận dữ, suy nghĩ xem hậu họa như thế nào;
Chín là, nhìn thấy cái có thể có được, suy nghĩ xem cái đó có cần được hay không”.
Tăng Điểm nghe xong, thú vị quá, liền hỏi: “Xin thầy giải thích kỹ cho một lần nữa có được không ạ?”
Khổng Tử nói:
“Nhìn không rõ ràng dễ bị cái hiện tượng giả mê hoặc;
Nghe không thấu triệt dể nghe hơi nồi chõ lắm;
Không giỏi xét lời, xem sắc, khó có thể hiểu tâm lý con người;
Không nghiêm trang, tất dễ lửng lơ trôi dạt;
Không trung thành, thì sẽ nói năng mầu mỡ hoa mỹ xảo trá;
Không nhận chân, tất sẽ bị bưng tai bịt mắt;
Không thỉnh giáo người khác tất sẽ tưởng mình là nhất, nhắm mắt bịt tai;
Hay nổi giận, chỉ dễ để người khác trừng trị lại mình;
Được cái không đáng được, sẽ có ngày hối không kịp nữa”./.
(VNQ sưu tầm)
Bài viết bạn có thể quan tâm:
1. Lời dạy của Khổng Tử – 50 câu tinh hoa trong Luận Ngữ
3. Lời dạy của Khổng Tử: “Nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu” – Người không lo xa, ắt có buồn gần
6. Đạo Nhân và con đường thực hiện lý tưởng thế giới đại đồng