Nhẫn nhịn và khoan dung chính là người bạn của cuộc sống

Cuộc sống luôn có những ngày tồi tệ nhất, nhưng “Tồi tệ nhất” dù sao cũng không phải là mãi mãi bởi vì sau cơn mưa trời lại sáng.

Trước khi Van Gogh trở thành hoạ sĩ, ông đã từng đến một vùng mỏ làm mục sư. Một ngày nọ, ông cần phải xuống hầm cùng với các công nhân. Đấy cũng là lần đầu tiên ông đi loại thang máy chuyên dùng trong hầm mỏ. Đó cũng là loại thang máy phổ biến nhất thời ấy, các dây xích phát ra tiếng kêu kẽo kẹt, thang máy lắc lư khiến cho người ta cảm thấy sợ hãi, thang máy đưa họ xuống hầm tối om, cảm giác giống y như đang xuống địa ngục vậy.

Sau khi lên khỏi mặt đất, Van hỏi một người công nhân lớn tuổi: “Lẽ nào mọi người không cảm thấy sợ hãi gì trong hầm mỏ tối tăm ấy à?”.

Một công nhân đã từng mấy chục năm đi thang máy trả lời: “Chúng tôi đều không thể nào quen được, nghĩa là sẽ luôn luôn sợ hãi như thế, có điều chúng tôi biết kiềm chế nỗi sợ hãi”.

Có những điều trong cuộc sống mà bạn không bao giờ quen được, nhưng chỉ cần bạn ham muốn sống thì những ngày tháng ấy bạn vẫn phải tự khắc phục, vì thế bạn phải học cách kiềm chế, học cách nhẫn nhịn.

Bạn không quen với đêm đen, nhưng đêm đen ngày nào cũng phải tới, bạn cứ thế chịu đựng và trời sẽ sáng; bạn không quen trời đông lạnh, nhưng bước chân của mùa đông cứ mỗi lúc một gần, bạn cố chịu đựng, và mùa xuân đâu còn xa nữa?

Đối diện với cuộc sống, gạt những điều tồi tệ nhất sang một bên, những gì còn lại đương nhiên sẽ là những điều tốt đẹp.

Từ “chờ đợi” rất quan trọng. Nếu không chờ đợi thì những ngày tháng tươi đẹp sẽ không tới, thế nhưng trong lúc chờ đợi cần phải giữ cho được tâm trạng tích cực chứ đừng ôm cây đợi thỏ theo kiểu tiêu cực. Không chịu đựng được sự thử thách của thời gian, nghĩa là bạn sẽ không thực hiện được mục tiêu của mình.

Có một chú tiểu chịu trách nhiệm về việc đánh chuông. Chú tiểu này nghĩ rằng ngày nào cũng đánh chuông một lần, việc đơn giản thế ai mà chả làm được, tiếng chuông chẳng qua cũng chỉ để báo hiệu thời gian trong chùa thôi chứ chẳng có ý nghĩa gì khác. Nửa năm trôi qua, cuộc sống đơn điệu đã lên đến đỉnh điểm.

Một hôm, sư cụ tuyên bố điều chú tiểu về hậu viện để phụ trách việc nhặt củi gánh nước, vì chú không biết đánh chuông. Chú không phục: “Lẽ nào tiếng chuông con đánh không vang, không đúng giờ sao?”

Sư cụ trả lời: “Tiếng chuông con đánh rất vang, nhưng vô hồn và không truyền tải chút ý nghĩa nào cả. Bởi vì trong lòng con không cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc của công việc “đánh chuông” xem ra vốn rất đơn giản ấy. Tiếng chuông không chỉ báo hiệu thời gian trong chùa, mà quan trọng hơn nó phải biết đánh thức chúng sinh đang ngủ say. Vì thế, tiếng chuông không chỉ vang xa, mà còn phải tròn trịa, đầy đặn và thâm trầm. Trong tim không có tiếng chuông cũng có nghĩa là không có Phật trong lòng, nghĩa là chưa hết lòng với việc mình làm, như vậy thì làm sao có thể đảm nhận công việc thiêng liêng này được!”

“Trong công việc, phải luôn kết hợp từ việc nhỏ nhặt nhất với những mục tiêu lâu dài và lớn lao. Khi mục tiêu hoàn toàn hoà nhập vào cuộc sống, thì việc đạt được mục tiêu trong cuộc sống chỉ còn là vấn đề thời gian”

VNQ sưu tầm.

Những bài viết bạn có thể quan tâm:

1. Củ cải nấu lên vẫn là củ cải, củ cải nướng thịt thì đã khác

2. “Đắc Đạo” – Câu chuyện đáng suy ngẫm về sự tìm cầu

3. “Chí hướng (3)” – Câu chuyện về ước mơ và hoài bão của tuổi trẻ

4. Người chiến thắng cuối cùng

5. Con đường đưa tới hạnh phúc đích thực

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *