Khi đến một độ tuổi nhất định, bạn đã có những trải nghiệm đáng giá đủ để nhận thấy thực tế cuộc sống là như thế nào.
Ảnh minh họa.
Ai rồi cũng sẽ già đi, khi năm tháng trôi qua, con cái có gia đình riêng, khi nằm trên giường bệnh bạn sẽ nhận ra ai mới thực sự là người thân thiết nhất với mình.
Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật tất yếu của tự nhiên. Khi bước vào tuổi xế chiều, cuộc sống trở nên buồn tẻ, mọi thứ bây giờ cũng chẳng còn ý nghĩa gì, lúc này bạn sẽ nhận ra được điều gì là quan trọng nhất trong cuộc đời mình. Những người từng trải qua điều đó đã đúc kết lại rằng, ở những năm cuối đời, người thân duy nhất chỉ có 2 người, thứ đắt giá nhất chỉ có 1.
2 người thân thiết nhất bạn cần trân trọng khi về già
– Người bạn đời
Có một cuộc bình chọn trên mạng rằng: “Khi về già, bạn sẽ tiếc nuối điều gì nhất trong đời?”.
Trong thống kê cuối cùng, hạng mục được bình chọn nhiều nhất chiếm 57%: “Hối hận vì đã không trân trọng người bạn đời của mình”.
Cách đối xử với người bạn đời trong nửa đầu cuộc đời sẽ quyết định cuộc sống của bạn có hạnh phúc không trong nửa đời sau.
Trong hôn nhân, bạn gieo nhân nào thì sẽ gặt được quả nấy. Người ta thường nói ý nghĩa của hôn nhân được thể hiện ở những nơi tăm tối của cuộc đời.
Vợ là người động viên, an ủi khi bạn đang ở đáy cuộc đời, cùng bạn vượt qua giông bão.
Vợ là người chăm sóc, ở bên cạnh, xoa dịu đau đớn khi bạn đau ốm.
Vợ là người bao dung, thấu hiểu, có thể tha thứ những sai lầm mà bạn mắc phải.
Cách bạn đối xử với bạn đời của mình quyết định phần lớn hòa khí của một gia đình. Trong nửa sau của cuộc đời, nếu ngôi nhà đủ ấm áp, cuộc sống của bạn sẽ thuận lợi, những năm cuối đời sẽ hạnh phúc và viên mãn.
– Chính bản thân mình
Khi một người đi đến cuối cuộc đời, đích đến cuối cùng thực ra chính là chính bản thân họ. Nếu bạn chỉ nghĩ đến việc dựa dẫm vào người khác trong mọi việc, càng kỳ vọng sẽ càng nhận lấy thất vọng. Nếu bạn luôn tìm kiếm người khác để hỗ trợ mình trong suốt cuộc đời, một ngày nào đó bạn sẽ không còn ai để nương tựa.
Càng lớn tuổi, bạn càng nên tiết kiệm năng lượng cho bản thân, hãy làm những điều mình muốn và tự dựa vào sức lực của mình.
Nếu hiểu được chân lý này sớm, bạn sẽ tận hưởng tuổi già của mình bằng việc thong thả đọc sách, uống trà, thậm chí có sự nghiệp riêng, chẳng cần trông mong tiền bạc của con cái, cũng không cần phải sợ tuổi tác hay lo lắng về thời gian.
Thay vì trông cậy vào con cái và nhờ cậy vào người thân, tốt hơn hết bạn nên tự mình làm người đưa đò và sống một cuộc sống tự do, thoải mái.
Thứ đắt giá nhất trong cuộc đời
Sức khỏe chính là thứ đắt giá nhất trong cuộc đời này, tiếc thay bạn chỉ nhận ra điều đó khi đau ốm bệnh tật lúc về già.
Giáo sư Liu Guoen của Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc từng phát hiện ra sau nhiều năm nghiên cứu và điều tra rằng, có một yếu tố then chốt trong việc tích lũy của cải. Và yếu tố then chốt này chỉ có 3 từ: Sức khỏe tốt.
Có bao nhiêu người không chăm sóc cơ thể mình khi còn trẻ, có thói quen sinh hoạt không tốt, không coi trọng sức khỏe. Khi sức khỏe yếu đi và phải nhập viện, họ chợt nhận ra mình thực sự đã mất tất cả.
Người xưa thường nói: “Cơ thể là vốn của vạn vật, sức khỏe là nguồn gốc của hạnh phúc”.
Nửa đời đầu bạn bán mạng cho công việc, không chú tâm chăm sóc bảo vệ sức khỏe của mình, nửa đời còn lại bạn sẽ phải bán hết mọi thứ để có được sức khỏe. Mọi thứ bạn cố gắng trong suốt ngần ấy năm rốt cuộc là được gì? Chỉ có sức khỏe tốt thì mới giữ được tài sản của mình, chăm sóc tốt cho cơ thể là điều quan trọng nhất trong nửa sau cuộc đời.
Nửa sau của cuộc đời, nếu bớt giận dữ, bạn sẽ hạnh phúc hơn, nếu tập thể dục nhiều hơn, bạn sẽ ít ốm đau hơn, hãy kiểm tra thể chất thường xuyên, đừng thức khuya và đừng hành hạ cơ thể.
Từ bây giờ bạn hãy chú trọng ăn ngon ngủ ngon mỗi ngày, giữ gìn sức khỏe, yêu thương bản thân mình thật tốt. Khi một người về già, có bạn đời bên cạnh, có sức khỏe trong tay, cuộc đời này thế là đã quá viên mãn.
Phan Hằng – Sohu
Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/khi-nam-tren-giuong-benh-ban-se-hieu-tren-oi-chi-co-2-nguoi-than-cua-minh-a632788.html