Nghiêm Trường Thọ (1947)
Muốn bồi dưỡng khí chất nho nhã đầu tiên phải học cách “yên tĩnh”.
Trong sách Đại học có một đoạn có thể xem là một kiến giải sâu sắc, thấu đáo nhất về điều này: “Biết mục đích mới có thể kiên định; kiên định rồi mới có thể yên ổn; yên ổn rồi tâm mới an; tâm an rồi thì sau mới suy nghĩ; suy nghĩ thấu đáo rồi mới có thể thành công”.
Thời nay, con người quá xem trọng hiệu quả của tính “tức thời”, hy vọng “học tiếng Anh trong bảy ngày”, mong muốn “trở thành tỷ phú trong vòng nửa năm”, v.v. việc gì cũng mong càng nhanh càng tốt.
Chúng ta bồi dưỡng khả năng thưởng thức thẩm mỹ nghệ thuật, tăng thêm niềm yêu thích đối với cái đẹp, thì làm sao có thể nhìn thấy được “kết quả” chỉ trong một khoảng thời gian ngắn chứ?
Giáo sư Chu Quang Tiềm từng chia sẻ: “Thế giới mỹ cảm là một thế giới thuần túy ý tưởng, thưởng thức nghệ thuật là đi từ thế giới thực dụng sang thế giới lý tưởng – thế giới không có liên quan gì tới sự toan tính thiệt hơn.”
Không sai! Bạn không thể dùng tâm hồn tĩnh tại thưởng thức nét đẹp của vũ trụ nhân sinh khi mà đối với mỗi một sự việc, bạn đều có sự tính toán thiệt hơn. Cho nên, đối với một số việc nội tâm chúng ta đều nên vượt qua chuyện tính toán thiệt hơn tầm thường, không cầu báo đáp. Như thế, chúng ta mới phát hiện bản thân mình từ một phương diện khác, tìm thấy được cảnh giới khiến bản thân an tĩnh.
— Trích từ “Cưỡi gió tiến lên”
*