365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 5 tháng 6: Vương Duy thi tuyển

Vương Duy thi tuyển

Vương Duy (Đường) (699 – 759)

Mồng chín tháng chín nhớ anh em ở Sơn Đông

Một mình đất lạ làm khách xa

Mỗi dịp tết về nhớ thiết tha.

Vẫn hay huynh đệ nơi chốn ấy

Bẻ nhành cỏ thuốc thiếu mình ta.

*

Khúc hát Vị thành

Mưa bụi sớm mai ướt Vị thành

Liễu tươi quán trọ một màu xanh

Rượu này xin cùng nhau cạn chén

Dương Quan giã biệt khó gặp anh.

*

Nhà riêng ở núi Chung Nam

Trung niên chọn đạo vui chơi

Nam Sơn bên núi cuối đời bình an

Khi vui cất bước lang thang

Ung dung tự tại an nhàn như nhiên.

Nguồn cao nước chảy về miền

Ngắm mây muôn sắc bình yên trên trời

Rừng sâu gặp gỡ ai ơi

Bạn già đàm đạo quên nơi trở về.

— Trích từ “Vương Hữu thừa tập”

*

Đêm thu ở núi

Núi xanh vừa tạnh cơn mưa

Hoàng hôn thiên sắc giao mùa thu qua

Đồi thông vằng vặc trăng già

Đã cao suối chảy nguồn xa xăm về.

Khuất lùm trúc tiếng gái quê

Lao xao gợn sóng mái ghe khua đều

Hương hoa cỏ thắm đùa reo
Ngẩn ngơ công tử mãi theo luyến tình.

*

Hoa phù dung

Phù dung một đoá đầu cành

Đài hồng kheo sắc núi xanh một màu

Nhà ai bên cạnh khe sâu

Không người im ắng hoa sầu rụng rơi.

— Trích từ “Võng Xuyên tập”

*

Vương Duy (chữ Hán: 王维; 701 – 761), biểu tự Ma Cật (摩诘), hiệu Ma Cật cư sĩ (摩诘居士), là một nhà thơ, một họa sĩ, một nhạc sĩ, một nhà viết thư pháp và một chính khách nổi tiếng đời Thịnh Đường. Ông là người tinh thông về Phật học và theo trường phái Thiền tông. Trong Phật giáo có Duy Ma Cật kinh, là kinh sách do Duy-ma-cật dùng để giảng dạy cho môn sinh. Do tập trung về Phật giáo, ông được người đời gọi là Thi Phật (詩佛).

Cùng với Thi Tiên Lý Bạch, Thi Thánh Đỗ Phủ và Thi Quỷ Lý Hạ, Vương Duy có biệt danh Thi Phật đã tạo nên hiện tượng Thánh-Tiên-Phật-Quỷ cùng xuất hiện trong giai đoạn cực thịnh của thơ Đường. Ngày nay còn giữ được khoảng 400 bài thơ của ông, với phong cách tinh tế, trang nhã.

Bài viết bạn có thể quan tâm:

1. 365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 3 tháng 2: Thơ thiền – Vương Duy

2. 365 ngày cho cuộc lữ hành – Trải nghiệm từ kinh điển Phật giáo và văn học Trung Hoa- Lời tựa của Đại sư Tinh Vân

Bạn cũng có thể thích..

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *