Truyện Đổng Ngộ
Trần Thọ (Tây Tấn) (233 – 297)
Có người muốn theo học Đồng Ngộ nhưng ông không nhận dạy, mà khuyên: “Nhất định phải làm được điều này trước, đó là đọc sách trăm lượt. Chỉ cần đọc nhiều lần thì hàm nghĩa trong đó sẽ tự nhiên hiểu”.
Người đến thỉnh giáo nói rằng: “Ngài nói rất có đạo lý, chỉ ngặt nỗi là tôi không có thời gian”.
Đổng Ngộ bèn bảo: “phải sử dụng thời gian ba lúc”
Người đó liền thưa: “Vậy, đó là ba lúc nào?”
Đổng Ngộ dạy: “Chính là ba khoảng thời gian nhàn rỗi”
Mùa đông thời gian làm nông không nhiều, đó là thời gian nhàn rỗi trong một năm.
Buổi tối không cần ra đồng lao động, đó là thời gian nhàn rỗi trong một ngày;
Ngày mưa không thể ra ngoài làm việc, đó là thời gian nhàn rỗi trong một giờ”.
— Trích từ “Tam Quốc chí”.
Bài viết bạn có thể quan tâm: 365 ngày cho cuộc lữ hành – Trải nghiệm từ kinh điển Phật giáo và văn học Trung Hoa- Lời tựa của Đại sư Tinh Vân