Phục hưng văn hóa Trung Hoa, Phật giáo gánh vác trách nhiệm lớn
Tập Cận Bình (1953-)
Phật giáo ra đời ở Ấn Độ cổ đại, nhưng sau khi truyền vào Trung Hoa, trải qua quá trình tiếp biến lâu dài, Phật giáo dung hòa phát triển cùng với văn hóa Nho gia và văn hóa Đạo gia. Cuối cùng đã hình thành nên văn hóa Phật giáo đặc biệt, để lại ảnh hưởng sâu sắc trong tôn giáo tín ngưỡng, quan niệm triết học, văn học nghệ thuật, lễ nghi tập tục, v.v. của người dân nơi đây.
Tam tạng Pháp sư Huyền Trang đời Đường đi Ấn Độ thỉnh kinh, trải qua muôn vàn gian khó, đã thể hiện được tinh thần kiên cường của người đất Hán trong việc học tập văn hóa bên ngoài. Tôi nghĩ mọi người đều biết đến tiểu thuyết thần thoại Tây du ý được diễn dịch theo câu chuyện của Ngài. Người đương thời đã phát triển tư tưởng Phật giáo dựa trên văn hóa Trung Hoa, đã hình thành nên lý luận Phật giáo đặc sắc riêng có, hơn nữa khiến Phật giáo từ nơi này đã truyền bá đến Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á.
Việc giao lưu học hỏi văn minh nhân loại được đề cập chủ yếu trên ba phương diện.
Một là, chiến tranh bắt nguồn từ tư tưởng của con người, cho nên cần xây dựng bức tường bảo vệ hòa bình trong tư tưởng của nhân loại.
Hai là, nền văn minh trở nên đa dạng nhờ vào sự giao lưu, phong phú nhờ vào việc học hỏi lẫn nhau; giao lưu học hỏi giữa các nền văn minh là động lực quan trọng để thúc đẩy tiến bộ văn minh nhân loại và phát triển hòa bình thế giới.
Ba là, khiến văn hóa trở thành động lực thúc đẩy tiến bộ loài người, thúc đẩy chuyển hóa tính sáng tạo và phát triển tính đổi mới của nền văn minh Trung Hoa.
Năm 1987, tại chùa Pháp Môn ở tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc, ở dưới địa cung đã khai quật hai mươi bảo vật lưu ly đẹp tuyệt mỹ, đó là bảo vật từ Đông La Mã và Hồi giáo truyền vào nơi đây từ thời Đường. Khi thưởng lãm những văn vật nước ngoài đó, tôi luôn suy nghĩ đến một vấn đề, chính là đối với các nền văn minh khác nhau, thì không thể chỉ thỏa mãn ở việc thưởng thức văn vật tuyệt vời mà họ tạo ra, mà càng phải lĩnh ngộ được tinh thần nhân văn ở trong đó; không thể chỉ thỏa mãn với việc lĩnh ngộ biểu hiện nghệ thuật trong đời sống của con người thời kỳ đó, mà càng phải khiến tinh thần ẩn chứa trong đó sống lại.
Thực hiện giấc mộng Trung Hoa là kết quả của sự phát triển cân bằng, cùng thúc đẩy văn minh vật chất và văn minh tinh thần. Cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế xã hội, nền văn minh Trung Hoa cũng phải phát triển cùng thời đại, thể hiện sức sống càng mạnh mẽ hơn.
Từ thời cận đại đến nay, trong văn hóa truyền thống với đại diện là Nho Thích Đạo, sự phát triển của Phật giáo rất tốt, là nền tảng quan trọng nhất để phục hưng văn hóa Trung Hoa. Hơn nữa, Phật giáo từ thời đại mới đến nay, cũng ngày càng xây dựng được sự tự giác văn hóa, chủ động dấn thân vào dòng chảy lịch sử, chuyển hóa tính sáng tạo và phát triển tính đổi mới của nền văn minh Trung Hoa.
Napeleon từng nói rằng: “Trung Quốc là một con sư tử đang ngủ yên, khi nó ngẩng đầu tỉnh giấc, thế giới đều sẽ run rẩy”. Con sư tử Trung Quốc đó đã tỉnh giấc, nhưng đó là con sư tử hòa bình, thân thiện và văn minh. Trung Hoa muốn trở thành con sư tử hòa bình, thân thiện và văn minh, thì điều có bản nhất là sự phục hưng của nền văn hóa, Phật giáo đóng vai trò quan trọng, gánh vác trọng trách nặng nề.
— Trích từ “Tập Cận Bình bàn về Phật giáo ở Paris – Phật giáo gánh vác trách nhiệm lớn trong việc phục hưng văn hóa Trung Hoa”
Bài viết bạn có thể quan tâm: