365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 29 tháng 10: Ngôn ngữ tích đức; Cách ngôn của các bậc tiền nhân

Ngôn ngữ tích đức

Cao Phan Long (Minh) (1562 – 1626)

Ngôn ngữ là thứ có thể tích đức nhiều nhất.

Thấy người làm điều thiện, một lời tán thành;

Thấy người làm điều ác, một lời khuyên ngăn;

Người có tranh tụng, một lời khuyên giải;

Người có oan ức, một lời biện minh.

Không vạch điều riêng tư của người khác, không bàn chuyện nhà người khác, công đức đó vô lượng.

Phàm người mất mạng tan nhà, bởi lời nói chiếm tám phần tai họa.

*

Cách ngôn của các bậc tiền nhân

Chuyện tốt nhất trên đời chẳng gì bằng cứu nạn thương nghèo.

Cứu người không ở chỗ bỏ nhiều tiền bạc,

Nhưng có phương pháp thì,

Cơm thừa canh cặn có thể cứu đói,

Áo rách chăn cũ cũng có thể giúp người lạnh giá.

Rượu tiệc giảm một hai món, quà biếu giảm bớt một hai đồ,

Áo bớt đi một hai bộ, đồ dùng thiếu đi một hai thứ, …

Hết thảy suy nghĩ đều là người nghèo.

Cất ít tiền bạc để cứu người nguy khốn,

Bỏ đi cái vô dụng để có thể thành đại dụng,

Tích lũy ít lợi nhỏ có thể thành đức lớn,

Đó là bài học lớn trong việc hành thiện.

— Trích từ “Cao thị gia huấn”

Bài viết bạn có thể quan tâm: 

365 ngày cho cuộc lữ hành – Trải nghiệm từ kinh điển Phật giáo và văn học Trung Hoa- Lời tựa của Đại sư Tinh Vân

Bạn cũng có thể thích..

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *