365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 22 tháng 11: Cuộc đời tôi – Quý Tiện Lâm

Cuộc đời tôi

Quý Tiện Lâm (1911 – 2009)

Thời gian không chút lưu tình, nó thật sự khiến con người tự nhìn thấy chân tướng của bản thân trong chiếc gương do chính mình tạo nên.

Không chịu nhẫn nhịn dù một chút chính là mầm căn của chúng sinh vạn vật;

Từ chối không làm điều không phù hợp là trụ đá chống trời.

Một sâu một kiến không tổn hại, nửa sợi tơ cũng chẳng tham, có thể lập mệnh vì chúng sinh.

Không thẹn với lương tâm, không đi ngược lại lẽ thường, không dùng hết vật lực, làm được ba điều này thì có thể xác lập tâm tính giữa trời đất; lập mệnh vì bách tính, tạo phúc cho con cái đời sau.

— Trích từ “Quý Tiện Lâm tự thuật: Cuộc đời tôi”

*

Quý Tiện Lâm (1911 – 2009) là học giả giả nổi tiếng trên các lĩnh vực Đông phương học, sử học, triết học, văn học, Phật giáo. Ông là nhà Phật học hiếm có trên thế giới thực sự đọc được các trước tác Phật giáo kinh điển và là một trong vài người trên thế giới nắm được ngôn ngữ Tocharian (một ngôn ngữ Ấn-Âu của người Trung Á trong thiên niên kỷ thứ nhất, đã diệt vong). Ông thông thạo tiếng Anh, Đức, Pali; đọc được tiếng Nga, Pháp, nhất là chữ Tocharian.


Quý Tiện Lâm quê tỉnh Sơn Đông, năm 1930 thi đỗ vào khoa văn học phương Tây trường Đại học Thanh Hoa, năm 1935 làm nghiên cứu sinh tại trường Đại học Goettingen, Berlin, Đức; chuyên học Phạn ngữ (Sanskrit) và Pali ngữ; năm 1941 được tặng học vị tiến sĩ, ở lại Đức làm công tác nghiên cứu, 1946 về nước dạy học tại Đại học Bắc Kinh, sáng lập và làm chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ phương Đông.


Năm 1956 được bầu làm Ủy viên Học bộ (sau gọi là Viện sĩ) khoa học xã hội và triết học Viện Khoa học xã hội Trung Quốc. Năm 1978 làm Phó Hiệu trưởng Đại học Bắc Kinh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Á (do Viện Khoa học xã hội và Đại học Bắc Kinh cùng tổ chức), Hội trưởng Hội Văn học nước ngoài, Phó Hội trưởng Hội Giáo dục cao đẳng Trung Quốc, Hội trưởng Hội Đôn Hoàng-Thổ Lỗ Phiên TQ. Trong “Cách mạng văn hoá” bị đấu tố, nhốt chuồng trâu mà vẫn dịch xong một tập sử thi Ấn Độ .


Tác phẩm được tập hợp trong Văn tập Quý Tiện Lâm gồm 24 cuốn, nội dung chủ yếu gồm: ngôn ngữ cổ Ấn Độ, lịch sử và văn hoá Ấn Độ, văn hoá Trung Quốc và văn hoá phương Đông, Phật Giáo, văn học so sánh và văn học dân gian, Đường Sử (chữ Đường có bộ Mễ), Tocharian ngữ, tản văn, phiên dịch các tác phẩm Phạn ngữ và các thứ tiếng nước ngoài.


Giáo sư Đường Sư Tằng nhận xét Quý Tiện Lâm là “nhà trí thức có lương tâm”; chính ông đã nói: nhà trí thức phải kiên trì sự thật – một việc rất khó làm được tại Trung Quốc.
Triết gia Trung Quốc nổi tiếng Thang Nhất Giới đánh giá: “Các thành tựu nghiên cứu của Quý Tiện Lâm rất phong phú, trên thế giới rất ít người có thể vượt qua. Cụ qua đời đánh dấu sự kết thúc một thời đại nghiên cứu Quốc học, là tổn thất lớn của giới văn hoá Trung Quốc.”
Giáo sư Châu Hưng Mạo nói: Quý Tiện Lâm là nhà nhân văn học nổi tiếng nhất Trung Quốc đương đại, sự ra đi của cụ nhắc chúng ta phải phản tỉnh, không chỉ ca ngợi cụ mà nên học tập ở cụ nhân cách bình dị, trung hậu, trung dung, tinh thần học hỏi tự cường, gian khổ phấn đấu, phương pháp giảng dậy nghiêm cẩn, sáng tạo.

Bài viết bạn có thể quan tâm: 

365 ngày cho cuộc lữ hành – Trải nghiệm từ kinh điển Phật giáo và văn học Trung Hoa- Lời tựa của Đại sư Tinh Vân

Bạn cũng có thể thích..

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *