Bài diễn văn nhậm chức Tổng thống thứ hai của nước Mỹ John Adams

John Adams (30/11/1735 – 04/07/1826)

Tổng thống thứ hai của Mỹ John Adams. Ảnh: Getty Images

John Adams sinh ngày 30 tháng 10 năm 1735 tại Braintree, Massachusetts. Cha của ông là một chủ trang trại có cùng tên John Adams (1690 – 1761), mẹ là Susanna Boylston Adams. Ông là thế hệ thứ 4 của Henry Adams, một người nhập cư từ Somerset (Anh) tới Massachusetts vào năm 1636.

Ông vào Đại học Harvard khi 16 tuổi. Sau khi tốt nghiệp vào năm 1755, John Adams dạy học một vài năm tại Worcester và suy nghĩ về việc chọn nghề nghiệp tương lai. Sau thời gian dài suy nghĩ, ông quyết định trở thành một luật sư, và nghiên cứu về luật trong một văn phòng của James Putnam, một luật sư có tiếng ở Worcester.

Việc nghiên cứu luật học giúp ông có cơ hội tham gia chính trường. Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Washington, John Adams là Phó tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ (1789 – 1797). Sau khi Washington từ nhiệm, Adams trở thành Tổng thống thứ 2 của nước Mỹ trong nhiệm kỳ 4 năm (1797 – 1801). Tuy nhiên, trong lần tái tranh cử tổng thống nhiệm kỳ tiếp theo vào năm 1800, Adams thất bại trước Thomas Jefferson – người kế nhiệm ông và cũng là một nhân vật nổi tiếng trên chính trường Mỹ.

Diễn văn nhậm chức của Tổng thống John Adams

Ngày 4 tháng 3 năm 1797

Ngay khi chúng ta hiểu rằng phải lựa chọn hoặc khuất phục hoàn toàn trước thế lực ngoại bang hoặc giữ vững nền độc lập toàn vẹn, nước Mỹ đồng thời cũng nhận thức được rằng những tranh cãi cùng các bất đồng liên quan đến những hình thức chính phủ được thành lập trên toàn bộ hoặc từng phần của đất nước rộng lớn này còn nguy hiểm gấp nhiều lần những sức mạnh của tàu chiến và quân đội.

Tuy nhiên, nhờ tin tưởng vào sự trong sạch, công lý trong các động cơ và trí tuệ của nhân dân dưới sự bảo vệ của Chúa quyền năng, những người con của đất nước này, với số lượng ít hơn một nửa con số hiện tại, không chỉ đập tan xiềng xích kìm kẹp cùng thế lực áp bức mà còn thẳng tay xé nát những sợi dây đang ràng buộc họ và ném chúng xuống đáy đại dương vô tận.

Nhiệt huyết và tinh thần của dân tộc trong suốt cuộc Chiến tranh Cách mạng, thứ đã góp phần giành lại chỗ đứng cho chính phủ, đòi hỏi phải đưa lên một mức độ trật tự mới nhằm gìn giữ sự ổn định tạm thời xã hội này. Liên minh 13 bang đầu tiên được xây dựng dựa trên mô hình liên minh Batavian và Helvetic, những minh chứng với đầy đủ chi tiết và chính xác duy nhất còn lại trong lịch sử, và chắc chắn là những ví dụ duy nhất mà một dân tộc lớn từng xem xét. Khác biệt nổi bật giữa nước ta với những quốc gia bé nhỏ khác, đã được những nhà lập pháp thấy trước và cũng nhận thức rằng điều đó có thể không kéo dài.

Sự cẩu thả trong những nguyên tắc, thờ ơ với những khuyến cáo không nhằm chống đối lại chính quyền, không chỉ nằm trong phạm vi mỗi cá nhân mà cả Liên bang, sẽ nhanh chóng dẫn đến những hậu quả đáng buồn. Những hậu quả đó sẽ là sự suy nhược của đất nước, sự ghen tị và thù hận giữa các bang, sự giảm sút trong lĩnh vực hàng hải và thương mại, sự chán nản trong các ngành sản xuất thiết yếu, sự suy giảm về giá trị cũng như năng suất của đất đai, sự coi thường lòng tin chung và niềm tin của người dân, làm mất đi mối quan hệ giao lưu cũng như giá trị với các quốc gia khác, cuối cùng là sự bất bình, thù địch, liên kết, liên minh riêng rẽ, và các cuộc bạo loạn, mối tai ương đe dọa mang tầm quốc gia.

Trong cuộc khủng hoảng nghiêm trọng này, người Mỹ không buông xuôi bởi họ có những tư tưởng tốt đẹp, bởi trí óc sáng láng, sự cương nghị và tính chính trực. Các tính toán được tiến hành để hình thành một liên minh hoàn hảo hơn, thiết lập sự công bằng, bình yên trong nước, cung cấp khả năng quốc phòng, phát triển thịnh vượng chung, và bảo vệ những lời nguyện cầu về tự do. Các cuộc điều tra, các buổi thảo luận cùng những sự cân nhắc chung đã được ban hành trong Hiến pháp hiện tại của chính phủ.

Trong quãng thời gian chuyển giao, lần đầu tiên, tôi đọc Hiến pháp của nước Mỹ là ở một quốc gia khác. Bị kích động không phải vì những tranh cãi về văn chương, phấn khởi không phải vì những thảo luận chung, hào hứng không phải vì tranh chấp đảng phái, tôi đọc Hiến pháp đó với sự hài lòng lớn lao rằng, đó là kết quả của những khối óc vĩ đại được thúc đẩy bởi những trái tim nhân hậu. Đó là một kinh nghiệm thích hợp hơn với các thiên tài, những con người có cá tính, cho các tình huống và cho mối quan hệ của dân tộc và quốc gia này hơn bất cứ thỏa thuận nào từng được đề xuất hoặc gợi ý trước đó. Những nguyên tắc lớn và đặc điểm chung nhất của Hiến pháp tạo ra điều kiện phù hợp nhất cho việc thiết lập chính phủ, một hệ thống chính phủ rất đáng trân trọng.

Tôi sẽ không ngần ngại thể hiện sự tán thành của mình trong tất cả các dịp công khai hay riêng tư về quyền bầu cử, cho tôi và cho đồng bào tôi, cũng như cho con cháu họ. Tôi đồng thời tin tưởng vào sự tồn tại bền vững của hệ thống các cơ quan hành pháp và Thượng nghị viện. Và tôi cũng chưa bao giờ có ý định xúc tiến bất cứ sự thay đổi nào đối với những điều khoản trong Hiến pháp quy định rằng chính nhân dân, thông qua những đại diện của họ trong Quốc hội và cơ quan lập pháp nhà nước, được quyền thông qua những điều luật thiết yếu hoặc thích hợp với thực tiễn.

Trở lại trong sự đùm bọc của tổ quốc sau mười năm chia xa, tôi rất vinh dự được bầu chọn vào một vị trí theo trật tự mới, và tôi cũng liên tục tự đặt ra cho mình những bổn phận để hỗ trợ Hiến pháp. Việc áp dụng Hiến pháp đã đáp ứng được những kỳ vọng lạc quan nhất của những người ủng hộ, và từ những mối quan tâm thường trực, sự hài lòng về khả năng quản lý, và niềm hạnh phúc đến từ nền hòa bình, trật tự, thịnh vượng và hạnh phúc của quốc gia, tôi đã thực sự gắn bó và coi trọng nhiệm vụ cao cả của mình.

Liệu có hình thức chính phủ nào khác có thể thực sự xứng đáng với sự kính trọng và tình yêu của chúng ta hơn thế?

Từ trước tới nay, có rất ít ý kiến cho rằng việc tập hợp con người vào trong các thành phố và các quốc gia là những mục tiêu, niềm hứng khởi của những trí tuệ siêu việt. Nhưng chắc chắn sẽ không có cảnh tượng nào mang lại niềm vui thích, hơn cảnh tượng cao cả, uy nghi, trang trọng trong các buổi họp của Quốc hội, của chính phủ, bởi những đại diện được nhân dân lựa chọn, để xây dựng và thực thi luật pháp hướng tới lợi ích chung.

Liệu chính quyền có thể đáng kính trọng hơn khi nó được kế thừa từ những sự ngẫu nhiên hoặc những thể chế được thành lập từ xa xưa thay vì đưa ra sự tươi mới từ những phán quyết của trái tim những con người văn minh và trung thực?

Điều đó được phán quyết bởi nhân dân mà chính quyền đó đại diện. Đó là tấm gương phản chiếu sức mạnh và lòng kính trọng của nhân dân, và chỉ dành cho lợi ích của nhân dân, trong mọi chính phủ hợp pháp, dưới mọi hình thức. Sự tồn tại của chính phủ của chúng ta trong một thời gian dài là bằng chứng đầy đủ cho sự phổ biến của kiến thức và đức hạnh thông qua thiết chế chung của toàn dân tộc. Và điều gì đẹp đẽ hơn đã từng xuất hiện trong tư tưởng của nhân loại? Niềm tự tôn dân tộc là chính đáng hoặc có thể chấp nhận được khi nó bất ngờ xuất hiện, không phải từ quyền lực hoặc sự giàu sang, sự cao quý hay vinh quang, mà là từ niềm tin vào sự trong sáng, trí tuệ và lòng nhân từ của dân tộc.

Ở giữa những ý kiến thú vị này, chúng ta sẽ tự dối mình nếu chúng không thừa nhận mối nguy hiểm đối với tự do của chúng ta. Đó là bất cứ thứ gì ảnh hưởng đến sự trong sạch của cuộc bầu cử tự do, trung thực, đạo đức và nền độc lập của chúng ta.

Nếu một cuộc bầu cử được quyết định phần lớn bởi những lá phiếu riêng lẻ và kết quả do một đảng phái tạo ra thông qua những thủ đoạn hoặc sự đồi bại, chính phủ sẽ là sự lựa chọn của đảng phái này, phục vụ mục đích của đảng đó, mà không phải vì lợi ích quốc gia.

Nếu kết quả của cuộc bầu cử bị ảnh hưởng dưới áp lực của những quốc gia khác bằng sự nịnh bợ hay đe dọa, bởi sự gian dối hoặc bạo lực, bởi khủng bố, vận động ngầm hoặc sự hối lộ, chính phủ đó sẽ không còn là sự lựa chọn của người Mỹ, mà là của các quốc gia khác. Đó có thể là những quốc gia cai trị chúng ta, và không phải chúng ta, một dân tộc tự cai trị chính mình, và những con người ngay thẳng sẽ nhận biết được rằng trong những trường hợp như vậy, chính phủ dạng đó chẳng có lý gì để có thể khoác lác về số phận hoặc cơ hội của nó.

Một hệ thống các cơ quan chính phủ tốt và nhân đạo (và cho dù có một số biểu hiện tiêu cực khác) được người Mỹ và tất cả các quốc gia bày tỏ lòng ngưỡng vọng bởi sự uyên bác và đạo đức của tám năm điều hành của một Tổng thống (Washington). Bằng những chiến lược bền vững, những hành động cao cả thể hiện sự cẩn trọng, công bằng, ôn hòa, sự dũng cảm cùng đức hạnh, được cổ vũ bởi lòng yêu nước nồng nàn tương tự, tình yêu tự do với độc lập và hòa bình, để làm tăng sự giàu có và sự thịnh vượng không gì sánh kịp, sự nghiệp chính trị của Ngài xứng đáng với lòng kính trọng của nhân dân, đang nhận được những lời tán dương cao nhất của các quốc gia khác và bảo vệ lòng kính trọng vĩnh cửu từ những thế hệ sau.

Tự nguyện lựa chọn việc nghỉ hưu, Ngài mong chờ cuộc sống dài lâu để tận hưởng những hồi ức ngọt ngào về sự nghiệp của mình. Ngài sẽ nhận được sự kính trọng của cả nhân loại, chiêm ngưỡng thành quả của sự nghiệp đang tăng lên từng ngày, và cùng với đó là triển vọng huy hoàng về vận mệnh tương lai của đất nước này từ năm này qua năm khác.

Tên tuổi của Ngài là một bức tường thành bảo vệ và bản thân Ngài như một người lính gác chống lại mọi kẻ thù hiện hữu và vô hình đối với nền hòa bình của Tổ quốc. Tấm gương này cần được mọi thành viên lưỡng viện noi theo và trân trọng, cũng như nhân rộng bằng hành động của các cơ quan hành pháp và người dân trên toàn quốc. 

Trong vấn đề này, tốt hơn hết là tôi nên giữ im lặng hoặc nên thật khiêm tốn; nhưng vì một điều gì đó đáng được mong đợi, nhân dịp này, tôi hy vọng đây sẽ được coi là một lời xin lỗi nếu tôi mạo muội nói rằng nếu sự ưu ái trên nguyên tắc của một chính phủ cộng hòa tự do tạo nên sự chỉ trích lâu dài và nghiêm trọng, là kết quả của một cuộc điều tra cẩn trọng và khách quan đằng sau sự thật;

nếu một sự gắn bó với Hiến pháp của liên bang và một quyết định đúng đắn để hỗ trợ nó cho đến khi nó được thay thế bởi phán quyết và nguyện vọng của nhân dân được thể hiện trong những điều khoản trong đó; nếu một sự quan tâm đáng trân trọng với Hiến pháp của các tiểu bang và những lời góp ý tế nhị liên tục được gửi tới chính phủ liên bang; nếu sự quan tâm công bằng, vô tư tới quyền lợi, lợi ích, danh dự, và hạnh phúc của toàn bộ các tiểu bang trong liên minh, không có sự ưu ái hoặc quan tâm riêng tới miền Nam hay miền Bắc, miền Tây hay miền Đông, vị trí, sự đa dạng trong quan điểm chính trị về những điểm không cần thiết hoặc sự gắn bó cá nhân của họ; nếu tình yêu của con người có đạo đức của mọi đảng phái và giáo phái;

nếu tình yêu khoa học và văn chương cùng mong muốn bảo trợ cho mọi nỗ lực hợp lý để khuyến khích các trường học, trường chuyên nghiệp, đại học, học viện và mọi tổ chức truyền bá kiến thức, đạo đức và tôn giáo cho mọi tầng lớp, không chỉ vì ảnh hưởng tốt đẹp của chúng lên hạnh phúc của cuộc sống trong mọi giai đoạn và giai cấp, và của xã hội với mọi hình thức, nhưng bởi vì ý nghĩa duy nhất của việc gìn giữ Hiến pháp của chúng ta khỏi kẻ thù tự nhiên, tinh thần ngụy biện, tinh thần đảng phái, những âm mưu thâm độc, sự hoang phí của tham nhũng, và sự phá hoại của các thế lực ngoại bang, thứ được mệnh danh là thiên thần phá hoại mọi chính phủ được bầu cử;

nếu một tình yêu công bằng luật pháp, sự công bằng và lòng nhân đạo trong sự quản lý trong nước; nếu khuynh hướng để cải thiện nông nghiệp, thương mại và sản xuất vì sự cần thiết, thuận tiện, và nền an ninh quốc phòng; nếu một tinh thần công bằng và nhân văn hướng tới các nhóm thổ dân của châu Mỹ, và khuynh hướng để cải thiện điều kiện của họ bằng cách làm cho họ thân thiện với chúng ta hơn, và những công dân của chúng ta thân thiện với họ hơn;

nếu một quyết định không có tính khả thi để duy trì hòa bình và niềm tin bất khả xâm phạm với mọi quốc gia và hệ thống trung lập vô tư giữa các thế lực tham chiến của châu Âu mà đã được chấp nhận bởi chính phủ này, được thừa nhận một cách chính thức bởi Quốc hội và được ủng hộ bởi các cơ quan hành pháp của liên bang và công luận, cho đến khi nó được quy định bởi Quốc hội;

nếu sự kính trọng cá nhân dành cho nước Pháp, được hình thành trong thời gian bảy năm sống cùng họ, và một mong muốn chân thành để gìn giữ tình bạn đã được gây dựng và tôn trọng bởi cả hai quốc gia; nếu, trong khi niềm kính trọng và tính liêm chính rõ ràng của người Mỹ và những tình cảm nội tại của chính quyền lực và sức lực của họ phải được gìn giữ, và sự cố gắng thiết tha để kiểm tra mọi nguyên nhân và gỡ bỏ sự phàn nàn giả tạo;

nếu một ý định được theo đuổi bởi sự đàm phán ôn hòa một sự đền bù thiệt hại cho những vết thương được công nhận dựa trên mối giao thiệp của đồng bào ta bởi bất cứ quốc gia nào, và nếu không thể đạt được thành công, để đưa sự thật ra trước cơ quan hành pháp, rằng họ phải xem xét những thước đo sâu hơn về lòng kính trọng và yêu mến của chính phủ và những nhu cầu lập hiến của nó;

nếu một giải pháp thực thi sự công bằng có thể phụ thuộc vào tôi, tại mọi thời điểm và với mọi quốc gia để gìn giữ hòa bình, tình bạn, lòng nhân từ với toàn thế giới; nếu niềm tin vững chắc vào lòng kính trọng, tinh thần và nguồn lực của Người Mỹ, dựa vào đó tôi cũng thường mạo hiểm và cũng từng thất vọng;

nếu những ý kiến được đánh giá là vận mệnh của đất nước và là nhiệm vụ của riêng tôi đối với quốc gia, được thành lập trên những nguyên tắc về đạo đức và những cải tiến thông minh của dân tộc đã khắc sâu vào tâm trí tôi ngay từ lúc đầu, không bị che mờ đi mà còn được tán dương bởi thời gian và kinh nghiệm; và với lòng kính trọng khiêm nhường, tôi thấy rằng có bổn phận để phải nói thêm, nếu sự sùng kính về tôn giáo của một người tự cho họ là người Cơ-Đốc giáo, và một giải pháp đã được xem xét niềm kính trọng với những người Cơ-Đốc giáo, giữa những lời răn dạy đúng mực nhất trong những buổi lễ chung, có thể cho phép tôi ở một mức độ nào đấy làm theo mong muốn của các bạn, đó sẽ là cố gắng tích cực của tôi khi những quyết sách khôn ngoan của hai viện không có nhiều hiệu quả.

Với tấm gương vĩ đại ngay trước tôi, với ý thức và tinh thần, với niềm tin và sự kính trọng, nghĩa vụ và quyền lợi của những người dân Mỹ hứa hẹn hỗ trợ cho liên bang, tôi hoàn toàn không nghi ngờ gì về khả năng sẽ tiếp nối tinh thần đó với toàn bộ năng lực, và tôi không hề đắn đo suy nghĩ khi quyết định đảm nhiệm nghĩa vụ để hỗ trợ cho Hiến pháp với toàn bộ quyền hạn của một Tổng thống.

Và cầu mong Chúa chí tôn, vị Thần công lý, Thần hộ mệnh của thế giới tự do, sẽ tiếp tục ban ân cho dân tộc này và chính phủ, mang lại cho nó những thành công và sự bền vững dưới phúc lành của Người.

JOHN ADAMS

(Sưu tầm)

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *