Chữ “Thứ”

Chữ “Thứ” (恕) gồm chữ “Như” (如) ghép với chữ “Tâm” (心) mang ý nghĩa để cho trái tim gần với trái tim, để tâm mình gần với tâm người, tâm người cũng như tâm mình.

Khổng Tử đang giảng bài, bỗng nói với Tăng Tử: “Này Tăng Tử, đạo của ta có phải được thấu hiểu chỉ với một nguyên tắc cơ bản?”. Tăng Tử lễ phép: “Thưa đúng”. Tử Lộ hỏi thầy: “Xin hỏi Phu tử, có hay không một chữ duy nhất để con có thể thực thi cả đời ?”. Khổng Tử đáp: “Nếu muốn thế, đấy chính là chữ “Thứ !”.

Các học trò khác của Khổng Tử đều không hiểu họ đang luận bàn chuyện gì. Khổng Tử nói xong đã đứng lên đi mà không giải thích. Lúc đó, các học trò khác vội vây quanh Tăng Tử và Tử Lộ, xúm xít hỏi: “Thầy nói thế có nghĩa là gì ?”. Tăng Tử đáp: “Thầy nói về đạo của người chỉ là “Trung Thứ” mà thôi !”. Tăng Tử lại lấy chuyện mình ra giải thích tiếp:“Mỗi ngày tôi đều nhiều lần tự cảnh tỉnh bản thân: Làm việc giúp người liệu đã tận lực tận tâm? Kết giao bạn hữu liệu có chân thành trung thực? Đạo thầy truyền cho đã ôn luyện chăng? Dốc lòng dốc sức, đó chính là “Trung”.

Tử Lộ bảo:“Suy kỷ cập nhân: Suy từ mình để biết đến người khác” ấy là “Thứ”điều gì mình không muốn thì không nên làm cho kẻ khác. Cái gì mình muốn gây dựng cho mình cũng nên gây dựng cho người khác. Cái gì mình muốn thành công cũng nên giúp cho kẻ khác thành công”.

Theo Khổng Tử thì vạn vật ở trong vũ trụ cứ biến hoá theo lẽ điều hoà và lẽ tương đối mà lưu hành mãi mãi, không lúc nào nghỉ. Thiên đạo đã không nhất định thì ở đời có việc gì là việc nhất định được. Vậy ta cứ nên tuỳ thời mà hành động, miễn là lúc nào cũng giữ lấy thái độ điều hoà, cái bình hành hoàn toàn thì sự hành vi của ta bao giờ cũng trung chính. Làm việc gì cũng giữ cho trung bình, vừa phải, không thái quá, không bất cập, ấy là theo cái đạo trung dung rất phải rất hay./.

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *