Đây là bức thư được viết bởi một thầy hiệu trưởng tại Singapore. Tôi nghĩ bức thư này thực sự quan trọng, đối với những giáo viên, phụ huynh, và các em học sinh. Nó có thể giúp con tự học và tự tin vượt qua bất cứ kỳ thi nào.
Gửi các bậc phụ huynh,
Bài kiểm tra của các em học sinh sẽ sớm bắt đầu. Tôi biết các bạn thực sự lo lắng, liệu con mình có làm tốt hay không? Nhưng làm ơn hãy nhớ, trong số những học sinh sẽ ngồi đây làm bài thi. Sẽ có một nghệ sĩ, người không cần hiểu môn toán. Có một doanh nhân, người không cần quan tâm đến môn lịch sử hay văn học. Cũng có một nhạc sĩ, người không cần quan trọng điểm môn hóa. Cũng có một vận động viên, người mà điểm môn thể dục còn quan trọng hơn điểm môn vật lý.
Nếu con bạn lọt top điểm cao, thì thật tuyệt. Nhưng nếu con bạn không được vậy, làm ơn đừng cướp đi sự tự tin và lòng tự trọng của chúng. Hãy nói với con, rồi cũng ổn thôi, đó chỉ là một bài thi. Đó chỉ là một trong những thử thách lớn hơn trong đời. Hãy nói với con, dù điểm chác thế nào, thì bạn vẫn yêu chúng và không phán xét chúng. Làm ơn hãy làm như vậy, và khi làm xong, hãy xem con bạn chinh phục thế giới.
Một bài kiểm tra hay một con điểm thấp, cũng chẳng cướp đi giấc mơ của con bạn hay tài năng của chúng. Và làm ơn đừng nghĩ chỉ có bác sĩ, và kỹ sư mới là người duy nhất hạnh phúc trên thế giới.
Chân thành, hiệu trưởng.
Và đây là lời nhắn của tôi:
Những bài thi đúng là quan trọng, nhưng chúng không phải là tất cả. Điểm có thể cao, nhưng chúng không định nghĩa con người bạn. Đừng để một bài thi, hay một con điểm định nghĩa tương lai của bạn.
Còn có rất nhiều tiềm năng bên trong các em.
Và hãy nhớ, Albert Einstein từng nói: Tất cả mọi người đều là thiên tài, nhưng nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây. Nó sẽ dành cả đời để tin rằng nó bị ngu ngốc.
Đừng để thước đo thành công của người khác, trở thành thước đo của mình.
*
Bài viết là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng sâu sắc về cách chúng ta nhìn nhận thành công và giá trị của mỗi đứa trẻ trong xã hội. Thông điệp mà bài viết truyền tải khiến tôi cảm thấy xúc động, vì nó không chỉ đề cập đến áp lực thi cử mà còn mở ra một góc nhìn bao dung, nhân văn đối với những đứa trẻ không nằm trong “khuôn mẫu” thường được xã hội ca ngợi.
Điểm tôi đặc biệt ấn tượng là cách bài viết khuyến khích phụ huynh đặt niềm tin vào con mình, dù kết quả có ra sao. Điều này không chỉ giúp trẻ em cảm thấy được thấu hiểu và yêu thương, mà còn tiếp thêm động lực để chúng tự tin khám phá thế mạnh của bản thân.
Hình ảnh minh họa từ câu nói của Albert Einstein rằng “Đừng đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây” khiến tôi nhận ra rằng mỗi người có một năng lực và giá trị riêng biệt. Thế giới không chỉ cần bác sĩ hay kỹ sư, mà còn cần những nghệ sĩ, nhạc sĩ, vận động viên, và cả những người lao động với tâm hồn lương thiện.
Bài viết để lại trong tôi một bài học ý nghĩa: Thành công không chỉ là những con số trên bảng điểm, mà là sự trưởng thành, lòng tự trọng, và khả năng sống hạnh phúc với chính con người mình. Đây thực sự là một thông điệp mà cả phụ huynh và học sinh đều cần ghi nhớ.
Nguồn: Sưu tầm