Kinh Dịch – Đạo của người quân tử

Kinh Dịch ra đời đã bao nghìn năm qua, nhiều nhà nghiên cứu Đông phương và Tây phương nói chung và các nhà nghiên cứu Trung Hoa nói riêng đều khẳng định đây là một công trình hiếm thấy trên thê giới.
Ở ta trước cách mạng tháng Tám, Kinh Dịch đã dược nhà nước đưa vào khoa trường, nó đã trở thành sách gối đầu giường của các nhà Nho.
Trong tất cả những bản Kinh Dịch chúng tôi có trong tay, từ bản Kinh Dịch khá phổ biến của Ngô Tất Tố đến bản của Phan Bội Châu, Nguyễn Mạnh Bảo, Nguyễn Duy Tinh… chúng tôi chọn bản Kinh Dịch của Nguyễn Hiến Lê.

Nguyễn Hiến Lê không chỉ tìm hiểu, đối chiếu, so sánh với các bản dịch, các công trình nghiên cứu của các nhà triết học phương Đông về Kinh Dịch mà ông còn tham bác khá sâu về những công trình của các nhà nghiên cứu phương Tây về bộ sách kì lạ này. Từ đó tác giả tìm ra những điểm tương đồng giữa các học giả Đông và Tây về Kinh Dịch và qua dó giúp độc giả thấy được giá trị đích thực của Kinh Dịch ở nhiều chiều khác nhau khi áp dụng vào thực tế đời sống.

Bản dịch nhẹ, thoáng mà chính xác, phong phú sáng sủa, thuần khiết; phần biên khảo, chú thích rõ ràng, khoa học. Về mặt nào đó, Nguyễn Hiến Lê đã lí giải khá thành công Kinh Dịch không thuần túy là sách bói toán. Nó là một công trình khoa học đầy những ẩn số. Nhiều nhà bác học đang lần tìm ra những ẩn số ấy.

Là một học giả đứng đắn, nghiêm túc và tài năng, Nguyễn Hiến Lê đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm dịch thuật và nghiên cứu. Mỗi tác phẩm của ông là một công trình khoa học thể hiện một sự lao động cần mẫn, một trái tim say mê nồng nàn cuộc sống, một tâm hồn nhạy cảm và một trí tuệ uyên thâm tuyệt vời. Tất cả những điều đó cho ông một chỗ đứng đầy trân trọng trong người đọc trong và ngoài nước.

Nhà XB Văn Học 

Mục lục

Lời nhà xuất bản
Tiểu sử tác giả
Lời nói đầu
Phần 1: Giới thiệu
Chương 1: Nguồn gốc Kinh Dịch – Nội dung phần kinh
Chương 2: Nội dung phần truyện
Chương 3: Các phái Dịch học từ Hán tới nay
Chương 4: Thuật ngữ và Quy tắc cần nhớ
Chương 5: Đạo trời
Dịch là giao dịch
Dịch là biến dịch
Dịch là bất dịch
Chương 6: Việc người
Việc hàng ngày
Việc trị dân
Tu thân – Đạo làm người
Dịch là Đạo của người quân tử
Phần 2: Kinh và Truyện
Lời nói đầu
Kinh 64 quẻ
Kinh Thượng
Kinh Hạ
Hệ Từ Truyện
Thiên Thượng: 12 chương
Thiên Hạ: 12 chương
Tên 64 quẻ sắp theo thứ tự ABC
Phụ lục: Đồ biểu 64 quẻ
Nhìn lại quãng đường đã qua

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *