Thư pháp Việt lý thuyết và thực hành

HỒN CHỮ VIỆT - ĐĂNG HỌC- PHIÊN BẢN 2 - CA KHÚC VỀ THƯ PHÁP - YouTube

Kính thưa quý vị độc giả! Nhìn vào lịch sử nghệ thuật nước nhà thì thư pháp Việt là một bộ môn sinh sau đẻ muộn. Nhưng nhờ kế thừa những tinh hoa từ nền thư pháp chữ Hán cùa Trung Quốc và nền thư pháp dân tộc, cộng thêm sự tiếp nhận những giá trị từ nền mỹ thuật đương đại nên đã giúp cho thư pháp Việt có một bước phát triển khá nhanh và đã đóng góp một số thành tựu đáng kể trong đời sổng văn hóa – tinh thần của người dân Việt trong những năm gần đây.

Thư pháp Việt đã trở thành một thú chơi tao nhã không chỉ giành cho giới trí thức, tu sĩ mà còn đi sâu vào tầng lớp bình dần. Ngoài những tác phẩm được viết trang trọng như một tấm tranh chữ, ta còn thấy thư pháp Việt xuất hiện nhiều trong các lĩnh vực trang trí, quàng cáo, trên lịch, trên thiệp… Liên tục gần 10 năm nay đã có nhiều cuộc triển lãm thư pháp trong các dịp lễ hội lớn hay mỗi độ xuân về, những buổi triễn lãm gây quỹ từ thiện…Đó là những dấu hiệu đáng mừng cho một bộ môn nghệ thuật mang đậm tinh thần dân tộc.

Như một quy luật, cái hay và cái đẹp sẽ được lan tỏa đến nhiều giới và nhiều người sẽ tìm hiểu, học tập. Đây là điều đáng mừng cũng là một nỗi lo cho những ai quan tâm đển bộ môn nghệ thuật này. Bởi vì chưa có một hệ thống lý luận thống nhất, cũng như chưa có một giáo trình chung phục vụ cho việc truyền bá và hướng dẫn nên đã gây không ít khó khăn cho những ai muốn tìm hiểu, nghiên cứu và luyện tập. Giữa một rừng kiến giải như hiện nay, mỗi nhà thư pháp mỗi cách kiến giải khác nhau về các thuật ngữ và phương pháp tập luyện thư pháp Việt thì tất nhiên sẽ gây không ít hoang mang cho người mới nhập môn.

Trước tình hình đó, chúng tôi nhận thấy cần phải có một hệ thống ly luận ngắn gọn, rõ ràng, tạo một nền tảng cơ bản và giới thiệu từng bước luyện tập thư pháp Việt. Mục đích nhằm đáp ứng kịp thời cho những người yêu thích và muốn dấn thân thử sức với môn nghệ thuật mới này. Đó là lý do chúng tôi cho ra đời quyển sách “Thư pháp Việt lý thuyết và thực hành”. Đồng thời đây cũng là một tài liệu tham khảo bổ ích bởi nó đã được chẳt chiu từ những kinh nghiêm của những người đi trước và của chính bản thân chúng tôi. Khác với các tài liệu viết về thư pháp Việt trước đây, chúng tôi chú trọng vào tính thực hành và những kiến thức cần thiết cho những ai muốn tham gia luyện tập, cho nên quý độc giả sẽ không tìm thấy ở quyển sách này những nhận định, những lời bình về thư pháp Việt. Cũng cần phải thưa ràng, quyển sách này chỉ bước đầu đưa ra một hệ thống lý luận sơ khởi cho thư pháp Việt, do chúng tôi thâu nhặt, hệ thống lại và đưa ra những kinh nghiệm của một số nhà thư pháp, những tài liệu mà tác giả may mắn được học tập và vận dụng cho đến ngày hôm nay. Do đó tính hoàn thiện chắc chắn không thể như mong đợi của quý độc giả. Tất nhiên sẽ có những tranh luận chung quanh quyển sách, bởi nếu không có tranh luận thì làm sao phát triển, làm sao có những tư tưởng, những ý kiến mới xuất hiện để đóng góp xây dựng cho một hệ thống thư pháp Việt đúng nghĩa và hoàn chỉnh như mong đợi? vì vậy chúng tôi xin vui lòng đón nhận mọi góp ý, phê bình đảnh giá về những trang viết của mình. Chỉ mong sao cho quyển sách được hoàn thiện hơn cả về nội dung lẫn hình thức, để quyển sách có thể dự phần vào tủ sách thư pháp Việt nhằm góp một chút công sức làm cơ sở so sánh và khẳng định vị trí của nghệ thuật thư pháp đương đại Việt Nam. Cuối cùng chúng tôi trân trọng tri ân những nhà thư pháp, những người anh, người bạn đã có những hỗ trợ, đóng góp quý báu cho quyến sách này, từ tận sâu đáy lòng, chúng tôi không quên tri ân sự đón nhận tích cực và chân thành của quý độc già.

Trích trong cuốn sách “Thư pháp Việt lý thuyết và thực hành” của Đăng Học

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *