Lồng đèn tắt

Ngày xưa, bên Nhật, người ta dùng lồng đèn bằng tre hay bằng giấy, trong đó để một ngọn đèn.

Có một anh mù, một hôm đến thăm người bạn. Khi về, trời đã tối, người bạn tặng cho anh mù một chiếc lồng đèn để cầm đi đường.

Người mù nói:

  • Tôi đâu có cần dùng đèn. Với tôi ngày cũng như đêm, sáng như tối chả có gì phân biệt.

Người bạn trả lời:

  • Đúng! Nhưng nếu anh không xách lồng đèn, kẻ khác có thể đụng vào anh. Hãy cầm nó mà đi đường.

Anh mù nghĩ cũng có lý, cảm ơn người bạn và cầm chiếc lồng đèn ra về. Đi không được bao xa, anh mù bị một người đi đường đụng phải, ngã lăn ra. Anh mù la lên:

  • Không thấy cái đèn tôi cầm trên tay đây sao!

Người đi đường mỉm cười nói:

  • Nó đã tắt từ đời nào rồi ông bạn ơi! Anh không hay sao? Tội quá!

Thiền truyện – sưu tầm

Bạn cũng có thể thích..

2 Bình luận

  1. Đồng Đại Dương says:

    Mấy cảm nhận sau khi đọc “Lồng đèn tắt”
    *Thứ nhất, về anh bạn mù
    1. Chỉ biết sáng tối trong mình chứ không biết sáng tối của kẻ khác.
    2. Không đủ bản lĩnh để tin vào trực giác và khả năng của mình.
    3. Nhận sự trợ giúp không phù hợp.
    * Thứ hai, về anh bạn của anh mù
    1. Chưa hiểu đủ hoàn cảnh và niềm tin vào khả năng của bạn.
    2. Giúp bạn chưa đúng cách.
    3. Chưa tận tâm với bạn.
    * Thứ ba, về anh đi đường
    1. Sáng mắt nhưng tối trí
    2. Đánh giá chủ quan về người khác.
    * Thứ tư, về cái đèn lồng
    1. Xấu đẹp do tay người tạo ra
    2. Sáng do người châm; tắt do gió thổi.
    * Thứ năm, có mấy câu hỏi:
    1. Lồng đèn tắt khi nào?
    2. Tại sao người bạn lại để anh bạn mù ra về khi trời tối?
    3. Trong 3 nhân vật, ai mới là người đáng tội?
    Tớ có mấy cảm nhận như vậy, xin các thầy chỉ bảo./.

    1. Trịnh Công Minh says:

      Xin trả lời bạn như sau:
      Những cảm nhận của bạn, vì là cảm nhận cá nhân nên xin miễn bàn đến, chỉ xin trả lời 3 câu hỏi bên dưới.
      1. Lồng đèn tắt như tâm của người ta bị mờ tối, Chỉ biết nhìn theo cái nhìn của người khác, biết sướng theo cái sướng của người khác, biết sống theo cái sống của người khác.
      2. Kể cả là cha mẹ, cũng không thể dắt tay anh đi xuốt cuộc đời chứ đừng nói là một người bạn. Khi tâm con người ta mờ tối, thì không ai có thể làm nó sáng lên trừ chính bản thân anh.
      3. Theo tôi thì thế này:
      * Nhân vật anh mù đại diện cho những người sống cuộc sống của người khác mà không dám sống như là chính mình.
      * Người bạn đại diện cho tất cả những người còn lại, đều là vật ngoài thân đối với anh mù.
      * Người đã va vào anh mù đại diện cho cuộc đời. Khi tâm anh mờ tối thì cuộc đời sẽ đẩy anh ngã cắm đầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *