“Mặt thật mặt giả” – Bài học quý giá để nhận ra chính mình

(Trích trong sách Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ XX – HT. Thích Thanh Từ)

Có anh chàng trớ trêu nọ, để trước nhà anh một bên là lọ mực đỏ, một bên là lọ mực đen. Mỗi khi anh ra vào nhà, anh phết lên mặt anh hoặc một vết mực đỏ hoặc một vết mực đen.

Anh bôi mực trên mặt hoài mà không chịu rửa mặt. Lâu ngày người ta nhìn mặt anh thấy phân nửa đỏ, phân nửa đen. Người ta gọi anh là chú mặt đỏ mặt đen và quên tên thật của anh.

Anh có một người bạn thân từ thủa nhỏ (lúc mười hai mười ba tuổi) đi xa về, người bạn gặp anh thì nhìn không ra, hỏi: “Cái mặt chú mày sao lạ vậy?” Anh trả lời: “Cái mặt tôi như vầy, chứ có chi lạ đâu!”. Người bạn nói: “Mặt của chú mày ngày xưa đâu có đỏ đen như thế này!”. Anh nói: “Mặt của tôi đỏ đen như vậy chứ sao!”. Người bạn nói: “Không phải vậy, tao chơi với chú mày lâu năm tao biết rõ, mặt thật của chú mày hồi trước không phải đỏ và đen, đỏ và đen là tại chú mày bôi mực vào đó. Bây giờ muốn có cái mặt thật như hồi xưa, chú mày đừng bôi mực vào nữa, và chịu khó chùi rửa hết các vết mực đi, thì mới lộ được cái mặt thật xưa nay của chú mày”.

Anh nghe có lý, từ đó không bôi mực vào mặt nữa, và bắt đầu tẩy rửa các vết mực đi. Vì anh bôi mực vào mặt lâu ngày quá, nên công phu tẩy rửa phải khó khăn nhọc nhằn. Nhưng ngày qua ngày, anh cố tình tẩy rửa, màu đen đỏ nhạt dần chỉ còn ửng ửng đỏ, thâm thâm đen. Anh ráng dùng mọi phương tiện rửa thật sách hết các vết ửng thâm còn sót lại, cho đến một hôm khi soi gương thì cái mặt thật của anh hiển bày.

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *