365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 12 tháng 1: Lợi ích của nhẫn – Cảm thán – Sức mạnh của nhẫn nại

Lợi ích của nhẫn

Bạch Cư Dị (Đường) (772 – 846)

Khổng Tử nhẫn đói khát

Nhan Hồi nhẫn nghèo khó

Mẫn Tử nhẫn lạnh buốt

Trương Công nhẫn sống chung

Lâu Công nhẫn khinh khi…

Xưa nay các bậc Thánh hiền

Công danh sự nghiệp chu viên giữa đời

Đối nhân xử thế khắp nơi

Nhẫn nhục thứ nhất ai người hồ nghi.

— Trích từ “Người nhẫn nại mới làm được việc lớn”

*

Cảm thán

Pháp này tặng anh chẳng hồ nghi!

Bói chi mai rùa với cỏ thi

Thử ngọc ba ngày thiêu sẽ đặng

Tài đợi bẩy năm mới đến kỳ

Chu Công còn nợ lời qua lại

Vương Mãn khiêm cung soán nghiệp ngay

Thật giả một đời ai hiểu rõ

Thân tàn chưa tỏ chuyện xưa nay.

— Trích từ “Toàn Đường thi”

*

Sức mạnh của sự nhẫn nại

Phật Quang Tinh Vân (1927- 2023)

Chúng ta quan sát thấy rằng, để biết một người có thể thành công hay không thì xem sức nhẫn nại của họ lớn như thế nào?

Sức mạnh lớn nhất trên thế giới chính là sức mạnh của lòng nhẫn nại. Nhẫn nại khiến chúng ta thành bậc Thánh hiền. Nhẫn chịu sự đói khát, nghèo khó; nhẫn qua tham lam nóng giận; nhẫn qua khổ sở khó khăn. Sức mạnh của sự nhẫn nại vượt qua cả thiền định và trì giới. Có thể nói, nhẫn nại có công đức vô cùng to lớn, khiến chúng ta thành tựu tất cả sự nghiệp đời người.

— Trích từ “Phật giáo nhân gian”

*

Bạch Cư Dị (白居易; 772 – 846), biểu tự Lạc Thiên (樂天), hiệu Hương Sơn cư sĩ (香山居士), Túy ngâm tiên sinh (醉吟先生) hay Quảng Đại giáo hóa chủ (廣大教化主), là nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng thời nhà Đường. Ông là một trong những nhà thơ hàng đầu của lịch sử thi ca Trung Quốc. Đối với một số người yêu thơ văn thì người ta chỉ xếp ông sau Lý Bạch và Đỗ Phủ. Đường Tuyên Tông gọi ông là Thi Tiên (詩仙)

Ông chủ trương đổi mới thơ ca phải gắn bó với đời sống, phản ánh được hiện thực xã hội, chống lại thứ văn chương hình thức. Ông nói: “Làm văn phải vì thời thế mà làm… Làm thơ phải vì thực tại mà viết”, mục đích của văn chương là phải xem xét chính trị mà bổ khuyết, diễn đạt cho được tình cảm của nhân dân. Thơ của ông lan truyền trong dân gian, thậm chí lan sang ngoại quốc như Tân La, Nhật Bản, có ảnh hưởng rất lớn. Tác phẩm lớn nhất của ông phải kể đến Trường Hận ca, Tỳ bà hành, Tần trung ngâm… và Dữ nguyên cửu thư.

Bài viết bạn có thể quan tâm: 365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 11 tháng 1: Việc đọc sách của thanh niên

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *