365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 12 tháng 3: Bàn về mối quan hệ giữa Phật giáo và xã hội

Lương Khải Siêu (1873 – 1929)

Tín ngưỡng Phật giáo là:

– Trí tín chứ không mê tín.

– Kiêm thiện chứ không độc thiện.

– Nhập thế chứ không bi quan yếm thế.

– Vô hạn chứ không hữu hạn.

– Bình đẳng chứ không phân biệt.

– Tự lực chứ không dựa vào tha lực.

– Trích từ “Ẩm băng thất hợp tập”

*

Phật giáo vừa là tôn giáo vừa là triết học

Thang Dụng Đồng (1893 – 1964)

Phật giáo vừa là tôn giáo, vừa là triết học. Niềm tin về tôn giáo ẩn sâu trong trái tim con người. Điều đó thường khiến con người ta biến sự thật lịch sử trở thành các biểu tượng, rồi từ các biểu tượng mong muốn phát huy ra tác dụng siêu nhiên. Vì thế, nếu chúng ta chỉ dựa vào các sự kiện lịch sử mà thiếu đi sự đồng cảm thì tất nhiên không thể đạt được chân lý.

Triết học uyên bác tinh thâm, hiểu rõ được chân lý. Trí tuệ triết học xưa xuất phát từ sự chất phác, nhưng suy nghĩ thận trọng, phân tích rõ ràng. Ngôn ngữ luôn đơn giản nhưng sâu sắc, dẫn giải tuy gần gũi nhưng ý nghĩa sâu xa, uyên bác.

Cho nên, chỉ theo đuổi nghiên cứu về mặt chữ nghĩa mà thiếu đi sự thể nghiệm tâm linh thì chỉ đạt được cái vỏ bề ngoài của nó mà thôi.

– Trích từ “Hán Ngụy Lưỡng Tấn Nam Bắc triều Phật giáo sử”

*

Lương Khải Siêu

Lương Khải Siêu (1873 – 1929), tự là Trác Như, hiệu là Nhiệm Công, bút hiệu là Ẩm Băng TửẨm Băng Thất chủ nhân. Ông là nhà tư tưởng và là nhà hoạt động chính trị Trung Quốc thời cận đại.

Nhận xét của học giả Nguyễn Hiến Lê:

Lương Khải Siêu là một văn nhân đa tài và đầy nhiệt huyết…Ông tuyệt thông minh, hồi nhỏ theo cử nghiệp, đậu cử nhân rất sớm. Khi nghe nói có Khang Hữu Vi giảng về thực học (lối học thực dụng, trái lại lối học từ chương), cậu cử Lương ghé lại thăm, bị Khang đập cho một vố nặng, chê cái học khoa cử là hủ bại, làm nước yếu dân hèn. Đáng khen cho Lương là chẳng những Lương không bất bình mà còn hốt nhiên tỉnh ngộ, thờ Khang làm thầy, rồi cùng với Khang khảo cứu về văn hóa, chính trị Âu Tây…Nhiều nhà ái quốc lớp cổ của Việt Nam khảng khái bỏ khoa cử rồi vào hội Đôgn Kinh nghĩa thục cũng là noi gương của Lương vậy.

Ông chỉ vì “lo cái gốc của nước mấy lần lung lay, cái sức dân hao mòn vô ích” nên phải làm chính trị. Chỉ vì muốn “tân dân” để cứu nước, ông phải viết báo. Thấy cái học thuyết nào có ích lợi thì giới thiệu liền,… Công việc ông làm, trong trăm năm nay, không ai làm hơn ông, và chưa ai tranh cái uy hiệu “Trần Thiệp trong thế giới tư tưởng mới” của ông được.

Về văn, ông viết đủ loại, nhưng về khảo cứu thì chưa sâu…Nhìn chung, văn của ông bình dị, sáng sủa, khúc chiết, nhiều khi hoa mỹ, lôi cuốn độc giả rất mạnh vì tình cảm nồng nàn và thành thật. Ngô Đức Kế, Phân Bội Châu, Dương Bác Trạc ở Việt Nam đều chịu ảnh hưởng của ông rất nhiều.

Nhận xét của GS. Nguyễn Huệ Chi:

Là Chủ bút của nhiều tờ báo có tiếng, Lương Khải Siêu đã làm cho báo chí có một địa vị cao trong đời sống tinh thần của người dân ở Trung Quốc. Ông tự đảm nhận trọng trách khai thông dân trí, cải tạo tư tưởng cho quốc dân, bằng con đường văn hóa. Ông ra sức đề xướng tân học, truyền bá các ngành khoa học xã hội của phương Tây, chỉnh lý tư tưởng học thuật truyền thống và nghiên cứu lịch sử văn hóa Trung Quốc.

Với kiến thức uyên bác, ông trước tác đủ các lĩnh vực gồm triết học, sử học, khảo chứng học, Phật học, thơ ca, tản văn, hý khúc, tiểu thuyết, dịch thuật…Thể loại nào cũng có những thành tựu, nhưng với tản văn ông xứng đáng là một đại gia. Bằng giọng văn đầy tâm huyết, có sức khích lệ rất mạnh đối với người đọc, trong những năm đầu thế kỷ 20, chủ nghĩa “tân dân” của Lương Khải Siêu, thông qua bộ Ẩm Băng Thất văn tập, đã đến với nhiều nhà văn, nhà tư tưởng ở một số nước châu Á, trong đó có Phân Bội Châu, một nhà cách mạng Việt Nam.

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *