Bài ký tại lầu Lạc Dương
Phạm Trọng Yêm (Tống) (989- 1052)
Không vì ngoại cảnh dẫn dắt mà vui, cũng không vì bản thân muộn phiền mà buồn bã;
Ở trong triều nội thì lo nghĩ đến muôn dân,
Nơi chốn hồng trần thì lo cho vận mệnh của đất nước.
Xin hỏi: thường xuyên quan tâm lo lắng mọi bề, nếu như vậy thì niềm vui từ đâu mà có?
Xin thưa niềm vui ở chỗ: “Lo trước nỗi lo của thiên hạ, vui sau cái vui của muôn người!”
— Trích từ “Phạm Văn Chính tập”
*
Vì trời đất lập tâm
Trương Tái (Tống) (1020 – 1077)
Vì trời ta cố lập tâm
Vì dân ta cố lập thân với đời
Vì hàng Thánh giả muôn nơi
Học tập tri thức truyền đời cháu con
Vì thế giới vì nước non
Thái bình hạnh phúc vẹn tròn an vui.
— Trích từ “Trương Tử toàn thư”.
*
Phạm Trọng Yêm (范仲淹, (989-1052), tự Hy Văn, thụy Văn Chánh, là một nhà chính trị, nhà văn, nhà quân sự, nhà giáo dục thời Băc Tống, Trung Quốc. Ông là người huyện Ngô, phủ Tô Châu (nay thuộc Tô Châu, Giang Tô).
Về văn chương, tác phẩm đáng chú ý nhất của ông có lẽ là Nhạc Dương lâu ký (ghi chép ở lầu Nhạc Dương), nó nổi tiếng vì đạo đức chính trị mà ông thể hiện ở phần cuối trong câu “先天下之忧而忧,后天下之乐而乐 – tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ).
*
Trương Hoành Cừ – Trương Tái (1020-1077), tự Tử Hậu, sống vào thời Bắc Tống, Trung Quốc được người đời gọi là Hoành Cừ tiên sinh, chủ trương quân sự hóa dân chúng, là một nhà tư tưởng thuộc phái Lý Học vùng Quan Trung.
Câu nói đặc trưng cho quan điểm của ông ta là: “Tạo hóa tạo ra mọi vật không gì chẳng giống nhau. Nhưng vạn vật tuy nhiều, thật sự không có vật nào ra ngoài Âm -Dương. Do vậy biết rằng trời đất biến hóa chỉ do hai đầu mối ấy mà thôi!”.
Ông cũng có một câu nói nổi tiếng là “Trời cho ta giàu sang sung sướng là chiều chuộng ta để cho ta dễ làm lành; trời bắt ta nghèo khổ lo buồn là mài giũa ta để cho ta kiên gan, bền chí”.
Bài viết bạn có thể quan tâm: 365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 18 tháng 1: Nhường nhịn là phúc; Âm thầm tích đức