365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 23 tháng 6: Nhẫn nhục là hạt giống của sự giác ngộ

Thường sinh tâm lành

Đàm Vô Sấm (Bắc Lương) (385 – 433) dịch

Nghe chê bai hủy báng, tâm có thể nhẫn nhịn; nghe lời khen tán thưởng, phải cảm thấy hổ thẹn.

Lúc tu hành đạo nghiệp, tự mình sinh vui mừng; không khởi tâm kiêu mạn, điều phục được người xấu.

Thấy mọi người chia rẽ, có thể khiến hòa hợp; khen ngợi việc tốt đẹp, ẩn đi điều họ sai.

Điều hổ thẹn của người, đừng nói là hơn hết; việc bí mật của người, đừng tiết lộ với ai.

Nhận của người ân đức, nghĩ cách báo đáp hơn; đối với kẻ oán địch, thường sinh tâm thiện lành.

Xem tất cả chúng sinh, như cha mẹ anh em; thà mất đi thân mạng, quyết không sống dối lòng.

*

Tâm lành mãi mãi

Thấy người học hơn mình, lòng chẳng sinh đố kỵ; mình vượt hơn người khác, không sinh lòng kiêu ngạo.

Thấy người khác vui vẻ, lòng sinh niềm hoan hỷ; tâm lành cứ nối tiếp, chẳng bao giờ đứt đoạn.

Tự mình hưởng niềm vui, không xem nhẹ người khác; thấy người chịu nỗi khổ, lòng lo lắng bất an.

*

Nhẫn nhục là hạt giống của sự giác ngộ

Thân ta dù bị cắt xẻ từng phần cũng không nên sinh lòng giận dữ;

Phải nên quán sát sâu xa nhân duyên của nghiệp đã tạo trong đời quá khứ, mà tu tập từ bi thương xót tất cả chúng sinh.

Nếu như không thể nhẫn chịu việc nhỏ, thì làm sao ta có thể điều phục được chúng sinh trong cương cường?

Nhẫn nhục là hạt giống để đơm hoa kết trái giác ngộ. Giác ngộ là kết quả của sự nhẫn nhục.

Vì thế, nếu ta không gieo trồng hạt giống nhẫn nhục như vậy, thì làm sao ta có thể thu hoạch được chính quả.

— Trích từ “Ưu bà tắc giới kinh”

Bài viết bạn có thể quan tâm: 365 ngày cho cuộc lữ hành – Trải nghiệm từ kinh điển Phật giáo và văn học Trung Hoa- Lời tựa của Đại sư Tinh Vân

Bạn cũng có thể thích..

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *