Trịnh Thạch Nham (1945 -)
Sống có kỷ luật là phải dùi mài trong thực tế, thực hiện một cách nghiêm túc chứ không phải là câu khẩu hiệu suông. Cách đối nhân xử thế, làm việc nghỉ ngơi, suy nghĩ và thể hiện tình cảm, đều phải trải qua rèn luyện thử thách mới đạt được. Thiền sư Động Lương Sơn Giới đời Đường từng nói rằng: “Hành động thay cho lời nói, lời nói diễn tả cùng hành động”. Câu đó ý nói rằng, bồi dưỡng nên kỷ luật cuộc sống, nếu học hỏi, nhận thức từ lời nói, thì người học rất khó có thể dùng hành động để biểu đạt một cách triệt để lý thuyết đó. Còn nếu bồi dưỡng từ góc độ thực tiễn, thì những cảm nhận uyên áo trong đó, người học thực hiện được chứ lời nói không thể diễn tả hết.
Chú ý đến cảnh ngộ của bản thân, vì đó chính là chất liệu cuộc sống của bạn. Nó giống như việc khai thác mỏ, vàng ròng được đãi ra từ trong đất đá, tương lai tươi sáng từ trong sự thành bại, thuận nghịch của chính bạn.
Bạn tự do tự tại làm bất kỳ chuyện chính đáng nào phù hợp, không cần cứ luôn nghĩ đến lợi ích, không cần nghĩ ngợi đến suy nghĩ của người khác về bạn. Cuộc đời là của riêng bạn, không phải của người khác.
Con người không thể sống chỉ vì bản thân, nhưng đồng thời cũng luôn phải nỗ lực vì lợi ích mọi người.
— Trích từ “Đường đời đi như thế”
Bài viết bạn có thể quan tâm: