365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 5 tháng 3: Nhân quả từ đâu

Nghĩa Tịnh (Đường) (635 – 713)

Trải qua trăm ngàn kiếp

Nghiệp kia có mất đâu

Khi nhân duyên hội đủ

Quả báo tự đối đầu.

– Trích từ “Đại bảo tích kinh”

*

Nhân quả từ đâu

Vương Nhật Hưu (Tống) (? 1173)

Nhân duyên đời trước là chi?

Hãy xem mình chịu những gì hôm nay

Kiếp sau xấu tốt ai hay

Nhìn trông hiện tại đời này tạo ra.

– Trích từ “Long Thư Tịnh độ văn”

*

Oan oan tương báo

Pháp Cứu soạn, Trúc Phật Niệm (Diêu Tần) dịch

Hại người người hại

Gây oán oán chịu

Chửi người người chửi

Đánh người người đánh

– Trích từ “Xuất diệu kinh”

*

Quả báo dối lừa

Bạch Diên (Tào Ngụy)

Dối lừa nguồn gốc khổ đau

Nghiệp lành chẳng tạo đời sau rõ ràng

Chất chồng mọi nỗi oán than

Vọng ngôn, xảo ngữ, luận đàm ích chi.

— Trích từ “Phật thuyết Tu Lại kinh

*

Nghĩa Tịnh ( 義淨 635-713) là một tăng sĩ, nhà du hành và dịch giả kinh Phật của Trung Quốc thời nhfa Đường. Thế danh của ông Trương Văn Minh (张文明). Các ghi chép về các chuyến đi của ông đã góp phần vào sự hiểu biết thế giới của vương quốc cổ xưa Srivijaya, cũng như cung cấp thông tin về các vương quốc khác nằm trên tuyến đường giữa Trung Quốc và học viện Phật giáo Nālandā ở Ấn Độ. Ông cũng là người thực hiện một số bản dịch của một số lượng lớn các kinh Phật từ tiếng Phạn sang tiếng Trung Quốc. Vì là một dịch giả có công trình phiên dịch đồ sộ và công trình nghiên cứu uyên thâm nên đương thời ông được phong tặng danh hiệu “Tam tạng Pháp sư” (tương tự các ngài Cưu Ma La La Thập, Thật Xoa Nan Đà, Huyền Trang…). Pháp danh đầy đủ của ông là “Tam Tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh” (三藏法师义净).

Trong một số ấn phẩm thế kỷ 19 của phương Tây, tên của Nghĩa Tịnh có thể xuất hiện như là ITsing, theo một phương pháp cổ chuyển ngữ cổ tiếng Trung Quốc.

*

VƯƠNG NHỰT HƯU

Cư sĩ Vương Nhựt Hưu, tự Hư Trung, người ở Lư Châu. Triều vua Cao Tôn đời Tống, ông thi đỗ quốc học tiến sĩ, nhưng khước từ quan chức, về ở ẩn nơi quê nhà mà dạy học trò. Kế đó lại xếp bỏ việc giáo huấn, ăn chay trường, mặc áo vải, chuyên tu tịnh nghiệp. Mỗi ngày cư sĩ khóa lễ Phật một ngàn lạy rồi niệm hồng danh. Ông có trứ tác tập Long Thơ Tịnh Độ Văn, được lưu hành rộng nơi đời. Trong ấy lời lẽ giản dị, bao gồm nhiều thí dụ, khuyến hóa từ bậc vương công, quan liêu, sĩ tử, cho đến hàng thứ dân, đồ tể, nô tỳ, xướng kỹ, đều quy y niệm Phật. Cách lập luận của cư sĩ rất rõ ràng, tâm ý rất thành khẩn, khiến cho nhiều người cảm hóa tuân hành.

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *