Nghĩa Trung đạo
Long Thọ (150 – 250) soạn; Cưu Ma La Thập (Đông Tấn) (344 – 413) dịch
Pháp do Nhân duyên sinh
Ta nói tức là Không
Cũng gọi là Giả danh
Cũng là nghĩa Trung đạo.
— Trích từ “Trung luận”
*
Pháp vô tự tính
Pháp không tự tính
Không sinh không diệt
Vốn là tịch tĩnh
Tự tính Niết bàn.
— Trích từ “Đại trí độ luận”
*
Ba pháp ấn
Nghĩa Tịnh (Đường) (635- 713) dịch
Các hành đều vô thường
Các pháp đều vô ngã
Tịch tĩnh là Niết bàn
Gọi là Ba pháp ấn.
— Trích từ “Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ Tỳ nại da”
*
Nhân duyên hình thành các pháp
Pháp Xứng (600 – 700) soạn; Pháp Hộ (963 – 1058), Nhật Xứng dịch
Các pháp do duyên sinh
Lại cũng do duyên diệt
Đức Phật bậc Đại sư
Thường giảng dạy như vậy.
— Trích từ “Đại thừa tập Bồ tát học luận”
*
Bài viết bạn có thể quan tâm: 365 ngày cho cuộc lữ hành – Trải nghiệm từ kinh điển Phật giáo và văn học Trung Hoa- Lời tựa của Đại sư Tinh Vân