365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 13 tháng 2: Phật giáo đi vào đời bằng nhân đức – Tôn Trung Sơn

Tôn Trung Sơn (1866 – 1925)

Phật giáo đi vào đời bằng nhân đức

Phật học là nền tảng của nhiều vấn đề triết học,

Nghiên cứu Phật học có thể hỗ trợ nhà khoa học được tâm thiện mỹ.

Phật giáo là một trong những sức mạnh tự nhiên lớn nhất tạo nên sự đoàn kết và bảo vệ dân tộc.

Chính trị dùng để quản lý thân, tôn giáo dùng để làm chủ tâm,

Cả hai cùng hoàn thiện phát triển.

— Trích từ “Lý Bỉnh Nam cư sĩ văn tập”.

*

Tôn Trung Sơn (孫中山; 1866-1925), nguyên danh là Tôn Văn (孫文), tự Tải Chi (載之), hiệu Nhật Tân (日新), Dật Tiên (逸仙) là một chính khách, triết gia chính trị và bác sĩ người Trung Quốc, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại nhà Thanh của người Mãn Châu và khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc.

Ông được tôn xưng là Quốc phụ tại Trung Hoa Dân Quốc và được coi là người tiên phong của cách mạng (Cách mạng tiên hành giả) tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Vợ của ông là Tống Khánh Linh, cũng là một nhân vật cách mạng nổi tiếng. Ông cũng nổi tiếng nhờ việc đề xuất và phát triển Chủ nghĩa Tam Dân.

Bạn cũng có thể thích..

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *