365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 15 tháng 1: Tâm hồn rộng, núi sông nhỏ; Đạp tung trời đất

Tâm hồn rộng, núi sông nhỏ

Phật Quang Như Mãn (Đường) (?- ?)

Tâm rộng sông núi nhỏ

Mắt trong nhật nguyệt tỏ

Tiếng đời bên tai vẳng

Bụi trần chẳng vướng cho.

— Trích từ “Tinh Vân thuyết kệ”

*
Đạp tung trời đất

Chu Nguyên Chương (Minh (1328- 1398)

Trời làm màn, đất làm chăn

Riêng ta bầu bạn ánh trăng giấc nồng

Đêm nằm lo nghĩ mông lung

Chỉ e ta dại đạp tung đất trời.

— Trích từ “Cổ kim đồ thư tập thành”.

*

Qua núi Thiên Sơn cùng Thượng nhân vận bài thơ tứ tuyệt

Gia Luật Sở Tài (Nguyên) (1190 – 1244)

Chiến chinh vạn dặm sa trường

Đông tây nam bắc bốn phương là nhà

Não phiền thoáng chốc vụt qua

Tâm ta là đóa liên hoa trắng ngần.

— Trích từ “Trạm Nhiên cư sĩ tập”.

*

Ngẫu nhiên gặp, mỉm miệng cười

Trương Đại Thiên (1899 – 1983)

Thuyết pháp chín phẩm đài sen cao

Có ai biết được bệnh thế nào

Ngẫu nhiên gặp gỡ cười hàm tiếu

Thánh giả A Nan ngộ thanh tao.

— Trích từ “Trương Đại Thiên đề bút “Thiên nữ tán hoa”.

*

Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương (1328 – 1398), Ông là vị Hoàng đế khai quốc của nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc, cai trị từ năm 1368 – 1398. Các sử gia gọi thời kỳ cai trị của ông là Hồng Vũ chi trị (洪武之治). Ông được xem như là một trong những Hoàng đế vĩ đại nhất của Trung Quốc nhờ các công trạng to lớn của mình với đất nước, nhưng cũng bị chê trách vì sự hà khắc, cũng như sát hại hàng loạt công thần khai quốc trong thời gian nắm quyền.

*

Gia Luật Sở Tài (耶律楚材, 1190 – 1244), tự Tấn Khanh (晉卿), hiệu Trạm Nhiên cư sĩ (湛然居士), còn có hiệu khác là Ngọc Tuyền lão nhân (玉泉老人), là tướng lĩnh, đại thần Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn. Ông sinh tại Yên Kinh (nay là Bắc Kinh). Tên của ông được đặt dựa vào một câu viết trong Tả Truyện và người đời sau còn gọi ông là Gia Luật Sở Tài, có nghĩa là người có tài của nước Sở nhưng được nước Tần tin dùng.

*

Trương Đại Thiên (張大千 -1899 – 1983), pháp hiệu Đại Thiên (大千), biệt hiệu Đại Thiên Cư Sĩ (大千居士), là một trong những nghệ sĩ Trung Quốc nổi tiếng và phi thường nhất trong thế kỷ XX. Thơ, thư pháp và tranh của ông nổi tiếng cũng như các tác phẩm của Tề Bạch Thạch và Phu Tâm Dư nên còn có câu “Nam Trương Bắc Tề” (南张北齐) hay “Nam Trương Bắc Phu” (南張北溥). Trương Đại Thiên, Hoàng Quân Bích (黃君璧) và Phu Tâm Dư được gọi là “Độ hải tam gia” (渡海三家). Trương Đại Thiên đã từng cùng những nhà hoạt động nghệ thuật nổi tiếng bấy giờ như Tề Bạch Thạch, Từ Bi Hồng (徐悲鸿), Hoàng Quân Bích, Hoàng Tân Hồng (黄宾虹), Phu Tâm Dư, Lang Tĩnh Sơn (郎靜山) và danh họa Tây Ban Nha Pablo Picasso trao đổi quan điểm nghệ thuật.

Bài viết bạn có thể quan tâm: 365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 14 tháng 1: Bài kệ của bảy đời chư Phật – Thực hạnh Giới đức

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *