Cả ngày vất vả chỉ vì ăn, đủ ăn rồi lại lo mặc đẹp. Khoác lụa lên người ngẩng đầu lại chê nhà nóc thấp.
Dựng được nhà lớn lầu cao, lại mong có vợ đẹp bên cạnh giường. Vợ đẹp thiếp xinh đều đủ cả, lại muốn trước cửa có ngựa chờ. Mang tiền mua được ngựa tốt, lại thích nhiều kẻ hầu người hạ.
365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 17 tháng 4: Năm điều nhắc nhở của Đức Phật; Tôn trọng và bao dung
ôn trọng tự do của người khác, lấy thực hành năm điều răn của Đức Phật thay cho chiếm đoạt.
Tôn trọng giá trị của sự sống, lấy hỷ xả bố thí thay cho việc làm tổn hại sự sống.
Tôn trọng sở hữu của quần chúng, cùng nhau hưởng phúc lợi thay cho tự tư tự lợi.
Tôn trọng sự sống của muôn loài, lấy bảo vệ môi trường sống thay cho tàn phá giết chóc.
365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 16 tháng 4: Nghe mưa – Điệu mỹ nhân; Bịn rịn chia tay – Điệu Đường đa lệnh; Xuân muộn – Điệu VŨ Lăng xuân
Lý Thanh Chiếu (李清照, 1084 – 1155), hiệu Dị An cư sĩ (易安居士), là nữ tác gia chuyên sáng tác từ nổi tiếng thời nhà Tống, cùng Tân Khí Tật xưng gọi Tế Nam nhị An; 濟南二安.
365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 15 tháng 4: Ta là Phật
Trong lòng khắc ghi ba chữ “Ta là Phật”, điều đó phát huy tác dụng rất lớn khi đối nhân xử thế.
365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 14 tháng 4: Tùng xanh và hoa; Thiện ác báo ứng; Ban cho Tiểu Vũ
Ngô Thừa Ân (吳承恩) (1500/1506 – 1581), tự Nhữ Trung (汝忠), hiệu Xạ Dương sơn nhân (射陽山人), là một nhà văn, nhà thơ Trung Quốc, sống trong thời nhà Minh.
365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 13 tháng 4: Đại từ bi
Chúng ta phải dùng lòng từ bi để mở rộng lòng yêu thương, dùng trí tuệ để tịnh hóa những điều yêu thương, dùng tấm lòng tôn trọng để đối xử với những điều yêu thương, dùng sự hy sinh để thành tựu cho điều yêu thương. Giữa mọi người nếu có thể tương thân tương ái thì vũ trụ thế gian này rộng lớn biết bao!
365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 12 tháng 4: Tu dưỡng; Bàn về giàu nghèo; Khẩu quyết năm chữ; Một niệm nhận biết
Qua một phen thất bại tăng một phần kiến thức.
Dung một phen hung bạo thêm một phần rộng lượng.
Bớt một phần toan tính thêm một phần đạo nghĩa.
Học một phần nhường nhịn nhận một phần thuận lợi.
Tăng một phần hưởng thụ giảm một phần phúc báo.
Thêm một phần thể nghiệm hiểu một phần lẽ sống.
365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 11 tháng 4: Qua biển Linh Đinh; Ca ngợi chính khí
Văn Thiên Tường (文天祥, 1236 – 1283 là thừa tướng trung nghĩa lẫm liệt nhà Nam Tống, một thi sĩ nổi tiếng mà tư tưởng yêu nước đã thấm đượm trong thi văn của ông.
Ông là một vị anh hùng dân tộc của Trung Quốc, là 1 trong 5 vị quan thời Nam Tống (cùng với Nhạc Phi, Lý Cương, Hàn Thế Trung, Triệu Đỉnh) được thờ tại Đế vương miếu (历代帝王庙) thời nhà Minh, nhà Thanh xây dựng, trong đó thờ những vị quan văn, võ tướng được đánh giá là tài năng và tận trung nhất qua các triều đại.
365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 10 tháng 4: Lễ ký – Khổng Tử
Muốn đi đường xa ắt phải bắt đầu từ chỗ gần, cần lên chốn cao ắt phải bắt đầu từ nơi thấp.
365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 9 tháng 4: Luận ngữ – Khổng Tử
Ba người cùng đi chung, tất có người là thầy của ta.
Ta chọn điều tốt để học theo, còn điều chưa lành thì tránh đi.
365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 8 tháng 4: Bàn luận việc dùng người hiền
Đồng nọ làm gương mang về
Xiêm y, áo mũ chỉnh tề uy nghi.
Tích xưa chuyện cũ còn ghi
Gương soi hưng phế thịnh suy rõ ràng.
365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 7 tháng 4: Có Phật pháp là có biện pháp
Mọi điều hay lẽ phải trên thế gian này, hết thảy đều là Phật pháp! “Có Phật pháp là có biện pháp”, thật sự là như thế!