365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 16 tháng 2: Kệ tụng Lăng nghiêm kinh; Bài văn khuyên phát tâm Bồ đề

Khi bước chân vào cửa đạo pháp thì phát tâm đứng đầu; Việc khẩn cấp tu hành, lập nguyện là trên hết…. Chớ bảo một niệm mà xem thường, đừng cho rằng nguyện suông vô ích, tâm chân ắt việc thật, nguyện rộng ắt hạnh sâu. Hư không sao rộng lớn hơn tâm, kim cương sao cứng bằng nguyện lực.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 13 tháng 2: Phật giáo đi vào đời bằng nhân đức – Tôn Trung Sơn

Tôn Trung Sơn (孫中山; 1866-1925), nguyên danh là Tôn Văn (孫文), tự Tải Chi (載之), hiệu Nhật Tân (日新), Dật Tiên (逸仙) là một chính khách, triết gia chính trị và bác sĩ người Trung Quốc, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại nhà Thanh của người Mãn Châu và khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 3 tháng 2: Thơ thiền – Vương Duy

Vương Duy (王维; 701 – 761), biểu tự Ma Cật (摩诘), hiệu Ma Cật cư sĩ (摩诘居士), là một nhà thơ, một họa sĩ, một nhạc sĩ, một nhà viết thư pháp và một chính khách nổi tiếng đời Thịnh Đường. Ông là người tinh thông về Phật học và theo trường phái Thiền tông.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 31 tháng 1: Thiền lâm bảo huấn

1. Chuyện bỏ phế lâu ngày không thể vội vàng mong giải quyết. 2. Thói hư tật xấu tích chứa lâu, đâu thể trừ bỏ trong phút giây. 3. Cuộc sống nhàn hạ không thể cứ mãi tham đắm. 4. Nhân tình thế thái chẳng mong hết thảy đều hòa. 5. Tai họa không vì mong thoát mà tránh được.
Bậc thiện tri thức nếu thông hiểu được năm điều này, thì chuyện xử thế sẽ chẳng có gì phải nhọc lòng nữa.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 29 tháng 1: Quân tử và tiểu nhân; Bài ca trong lành; Nguyên tắc xử thế.

Hoằng Nhất Đại sư (1880 – 1942) tên thật là Lý Quảng Hầu, hiệu Thúc Đồng. Tổ sư đời thứ 11 của Luật tông; cùng với Hư Vân, Thái Hư, Ấn Quang được tôn xưng là “Tứ đại cao tăng Dân quốc”. Trước khi xuất gia, ông là một nhạc gia nổi tiếng, đồng thời là một người rất giỏi về thơ văn, từ phú, thư pháp, còn là chuyên gia giáo dục trong lĩnh vực mỹ thuật tạo hình.