365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 2 tháng 6: Nhẫn nhục hộ chân tâm; Phiền não thành nụ cười

Hàn Sơn, cũng gọi Hàn Sơn tử, là một dị nhân trong Phật giáo Trung Quốc đời nhà Đường. Ông thường được nhắc đến cùng với Thập Đắc và Thiền sư Phong Can. Cả ba vị đều là những nhân vật độc đáo trong lịch sử Thiền tông, tạo thành một trong những đề tài hấp dẫn của lối vẽ tốc hoạ bởi các nghệ sĩ thiền. Những bài thơ của Hàn Sơn khắc trên vách đá được sưu tầm và lưu truyền dưới tên Hàn Sơn thi.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 28 tháng 5: Lời hay cuộc đời –Tưởng Kinh Quốc

Sóng gió hung giữ nhất, không chôn vùi được người có niềm tin;
Chướng ngại to lớn nhất, không ngăn cản nổi người có dũng khí;

Nghịch cảnh to lớn nhất, không chói buộc được người có hoài bão;
Nhiệm vụ gian khó nhất, không đè nén nổi người có trách nhiệm;
Trắc trở gian khó nhất, không mài mòn được người có chí khí;
Kẻ địch hung hãn nhất, không đánh bại được người có quyết tâm./.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 23 tháng 5: Sân khấu – Nhị Nguyệt Hà

Người ngu ơi! Thế giới vốn là sân khấu lớn, sao phải rơi lệ chi;
Kẻ ngốc hỡi! Sân khấu vốn là thế giới nhỏ, cho nên cần giả vờ điên cho qua điều chẳng vừa lòng.
Cuộc đời như một chiếc chảo lớn, khi xuống tận dáy chảo rồi, chỉ cần bạn dám nỗ lực thì bất luận theo hướng nào, rồi đều sẽ lên trên.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 13 tháng 5: Lời dạy của ngài Châu Hoằng về niệm Phật

Liên Trì Đại Sư (1532-1612), cao tăng đời nhà Minh. Sư người Hàng Châu, họ Thẩm, tự Phật Tuệ, hiệu Liên Trì. Thuở nhỏ theo Nho học. 17 tuổi đã đứng đầu môn sinh, quyết lấy việc học hành làm sự nghiệp. Sau do ảnh hưởng bạn bè, sư để tâm đến pháp môn Tịnh độ, viết bốn chữ “Sanh tử sự đại” treo trên đầu giường để tự cảnh tỉnh.