Ai bảo chim kia chẳng đáng thương
Cũng là da thịt cũng cốt xương
Khuyên người chớ bắt chim xuân ấy
Luống tội chim non khóc dạ trường.

Ai bảo chim kia chẳng đáng thương
Cũng là da thịt cũng cốt xương
Khuyên người chớ bắt chim xuân ấy
Luống tội chim non khóc dạ trường.
Mạnh Tử khẳng định: “Khi trời muốn giao phó trọng trách cho người nào thì trước hết rèn luyện cho người đó: Khổ tâm chí, nhọc gân cốt, đói thể xác, túng quẫn tinh thần, làm gì cũng bị nghịch ý trái lòng; có vậy mới kích động hết cái tâm, kiên nhẫn tận cái tính, mới làm được những điều thiên hạ xưa nay chưa ai làm được”
Vương An Thạch (王安石 1021 – 1086), tự Giới Phủ (介甫), hiệu Bán Sơn Lão Nhân (半山老人), người ở Phủ Châu, Lâm Xuyên (nay là huyện Đông Hương, tỉnh Giang Tây), là một nhà văn nổi tiếng thời nhà Bắc Tống và cũng là nhà kinh tế, chính trị lỗi lạc trong lịch sử Trung Quốc.
Đừng khởi lên suy nghĩ gạt lừa, bởi còn có trời đất quỷ thần soi xét;
Đừng nói lời khinh miệt, nên biết cạnh mình luôn có ai đó lắng nghe;
Đừng làm việc khinh xuất, vì mọi việc đều liên quan đến tính mạng của bản thân và gia đình;
Đừng nhất thời hồ đồ, phải biết báo ứng phúc họa sẽ để lại cho con cháu đời đời về sau.
Sống tốt, tâm chính trực, tâm an nhiên, giấc mộng lành;
Hành thiện, trời thấu hiểu, đất chứng tri, thần thánh quý.
Cuộc sống là một quy luật vận động, có sáng, có tối, có trái, có phải, có nắng, có mưa. Sự vi diệu đó nằm trong chính vòng xoáy biến đổi này, mờ ảo một chút rồi sẽ tỏ rạng hơn, mờ ảo một cách đầy thú vị, khi tỏ rạng lại càng rực rỡ huy hoàng hơn.
Thế gian khắp chốn nghinh xuân
Đường xa nào ngại vướng chân lữ hành
Câu này tôi muốn khuyên anh
Lập thân xử thế vang danh cho mình.
Tô Thức (1036 – 1101), tự Tử Chiêm (子瞻), một tự khác là Hòa Trọng (和仲), hiệu Đông Pha cư sĩ (東坡居士) nên còn gọi là Tô Đông Pha, là nhà văn, nhà thơ, như pháp và học sĩ nổi tiếng thời Tống, Trung Quốc. Ông được mệnh danh là một trong Bát đại gia Đường Tống. Tiền Xích Bích phú và Hậu Xích Bích phú là hai viên ngọc của cổ văn Trung Hoa).
Xin hỏi: thường xuyên quan tâm lo lắng mọi bề, nếu như vậy thì niềm vui từ đâu mà có?
Xin thưa niềm vui ở chỗ: “Lo trước nỗi lo của thiên hạ, vui sau cái vui của muôn người!”
Đạo trời có lúc: Đầy, khuyết, tăng, giảm; Quỷ thần có lúc: Được, mất, phúc, họa.
Từ xưa đã nghe thấy việc nhẫn nhịn và khiêm nhường tiêu trừ được mọi tai họa. Chứ chưa từng nghe việc nhẫn nhịn và khiêm nhường lại tạo mầm tai họa về sau?
Học quý ở chỗ chuyên tâm nghiên cứu, đạt đến sự uyên bác;
Ứng dụng quý ở chỗ thích hợp, sáng tạo không câu nệ cái cũ.
— Trích từ “Thái Hư Đại sư toàn thư”.
“Phúc đức hiện tại được tích tụ từ tổ tông nên phải vô cùng thận trọng; phúc đức về sau để lại cho con cháu càng nên cố gắng vun bồi. Phúc đức hiện có giống như việc thắp đèn, thắp rồi dầu sẽ khô cạn; phúc đức mới trong tương lai giống như việc thêm dầu, càng thêm đèn cảng tỏ”
Trời làm màn, đất làm chăn
Riêng ta bầu bạn ánh trăng giấc nồng
Đêm nằm lo nghĩ mông lung
Chỉ e ta dại đạp tung đất trời.
Không làm các điều ác
Chỉ làm các việc lành
Tự thanh tịnh ý mình
Đó là lời Phật dạy
Cố gắng tốt đẹp nửa phần
Nửa xấu còn lại lựa lần mất đi
Bao dung khiếm khuyết có chi bận lòng.
Thế gian phúc họa thong dong
Đan xen nương tựa mới mong vẹn toàn.
Chúng ta quan sát thấy rằng, để biết một người có thể thành công hay không thì xem sức nhẫn nại của họ lớn như thế nào?
“Lâu ngày không ôn lại lời dạy của Thánh hiền để tưới tẩm tâm hồn thì hạt giống trần tục sẽ nảy mầm, đơm hoa kết trái. Lúc này, soi gương thấy mặt mũi mình đáng ghét, lời nói với người khác cũng trở nên nhạt nhẽo vô nghĩa”
Đứng trước mọi sự việc, không bị thành kiến trói buộc, tất cả đều được trả về bản chất vốn có của nó, từ đó quán chiếu, lĩnh hội một cách thực sự, như thế mới là giải thoát, là hưởng thụ niềm an lạc.
Người đời đều biết thần tiên hay
Mà chuyện công danh lại vẫn say
Khanh tướng xưa nay đâu rồi nhỉ?
Một nấm mồ hoang cỏ mọc đầy.
“Hãy nhẫn họ, nhường họ, mặc họ, nhịn họ, kính họ, đừng chú ý đến họ, đợi vài năm sau hãy nhìn lại họ”
Người xưa học tập tận tâm hành
Tuổi trẻ gắng công, lớn vang danh
Sách vở vẫn còn điều nông cạn
Đạo lý thâm sâu phải tự thành.