365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 4 tháng 1: Hạnh phúc ở nơi đâu?

Hạnh phúc ở nơi nào: Mất niềm tin với nhau khiến hạnh phúc rời xa khỏi chúng ta; hoài nghi lẫn nhau khiến chúng ta bỏ lỡ tiếng gọi của hạnh phúc; ganh ghét khiến chúng ta mơ hồ về diện mạo của hạnh phúc; vọng tưởng khiến chúng ta đánh mất hạnh phúc trong vòng tay.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 3 tháng 1: Lên lầu Quán Tước; Trường ca hành; Sóng đãi cát

Tác giả trong quá trình lên lầu Quán Tước du ngoạn, phát hiện thấy mỗi khi lên cao thêm một tầng thì cảnh tượng lại bất đồng, cũng có cảm thụ khác nhau. Ông ngộ được rằng, đời người cũng giống như vậy, tùy vào đứng ở vị trí cao thấp khác nhau mà có tình cảnh khác nhau, tuy nhiên muốn đi lên cao nhất định phải tự mình nỗ lực mà lên. Vì thế mới viết ra bài thơ này để khích lệ chính mình.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Ngày 1 tháng 1: Bài nguyện đầu năm

Trong một năm mới,
Tất cả lời con nói ra đều là lời từ bi, lương thiện, hướng thượng;
Tất cả việc con làm đều là việc tốt đem đến niềm hoan hỷ, lợi ích cho mọi người;
Tất cả hành vi cử chỉ của con đều vì đất nước, mang lại sự tốt đẹp cho cuộc đời.
Con nguyện chia sẻ tất cả những gì bản thân có được đến cho mọi người.

Sống say chết mộng

Bận tới chết rồi sau mới dừng, nhưng tâm vẫn chưa thôi. Mang tâm ấy mà đi rồi lại sinh, rồi lại bận, rồi lại chết, sinh sinh tử tử, mờ mịt mơ màng, như say như mộng, trải trăm ngàn kiếp, không bao giờ hết. Riêng mình bừng tỉnh, bậc đại trượng phu là như vậy đấy.

365 ngày cho cuộc lữ hành – Trải nghiệm từ kinh điển Phật giáo và văn học Trung Hoa- Lời tựa của Đại sư Tinh Vân

Trên chuyến hành trình cuộc đời, chúng ta đã phải trải qua đã không biết bao nhiêu tháng năm. Khi đối mặt với sự hoang mang cô quạnh, vui buồn ly hợp, vinh nhục được mất, niềm vui của thành công, nỗi buồn của thất bại, tôi hi vọng cuốn sách 365 ngày cho cuộc lữ hành – Trải nghiệm từ kinh điển Phật giáo và văn học Trung Hoa có thể mang lại cho bạn một chút gợi ý để mở ra phương hướng giải quyết các vấn đề.

Đại sư Tinh Vân (1927- 2023) và tổ chức Phật Quang Sơn

Suốt cuộc đời của Đại Lão Hòa Thượng Tinh Vân luôn tận tụy với chương trình Phật Pháp tại nhân gian, mang niềm vui đến cho mọi chúng sanh. Ngài luôn khuyên nhắc mọi người cố gắng thực hành Tam Hảo và Tứ Cấp. Tam Hảo là 3 điều tốt: 1/Thân làm điều tốt; 2/Miệng nói lời tốt; 3/Lòng mang ý tốt. Tứ cấp (cung cấp 4 thứ cho đời): 1/Cho người niềm tin, 2/Cho người hoan hỷ, 3/Cho người hy vọng, 4/Cho người phương tiện.

Trần Nhân Tông và Thiền phái Trúc Lâm

Vị tổ đầu tiên, người sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam – Phật Hoàng Trần Nhân Tông – 1 trong 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam.

Bài thơ Khổ và Vui

Bài thơ “Khổ và Vui” mang đậm tinh thần triết lý Phật giáo, thể hiện sự sâu sắc trong việc nhìn nhận và vượt qua khái niệm nhị nguyên “khổ” và “vui”. Qua bài thơ, tác giả khuyên con người không nên bám víu vào cảm xúc, mà nên giữ tâm bình thản để đạt đến sự giải thoát chân thật.

Bốn Pháp đưa đến Hạnh Phúc cho Phật Tử tại gia

Phật dạy cho người tại gia bốn pháp an lạc cho hiện tại là: Tháo vác, phòng hộ của cải đã kiếm được bằng nghề chân chính, làm bạn với thiện và sống điều hòa thăng bằng. Và bốn pháp tạo hạnh phúc cho tương lai, đời sau là: lòng tin, giới đức, bố thí và trí tuệ.

Mẫu nan nhật là ngày gì?

Mẫu nan nhật (母難日, mǔ nàn rì) là ngày người mẹ lâm bồn, khó nhọc sinh ra đứa con. Trong tiếng Trung Quốc, mẫu nan nhật đồng nghĩa với từ sinh nhật hay sinh thần, song ngày nay nhiều người thường tổ chức tiệc mừng sinh nhật chứ không nhớ hoặc không biết đến “mẫu nan nhật”.

GS. Hồ Ngọc Đại: Đưa Trẻ Em Trở Thành Chính Mình

Bài viết xoay quanh cuộc đời và triết lý giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại, người tiên phong trong mô hình giáo dục Thực nghiệm, nhấn mạnh việc tôn trọng cá nhân, đổi mới giáo dục để giúp trẻ em phát triển thành chính mình, thay vì chạy theo khuôn mẫu truyền thống. Triết lý này được xây dựng dựa trên tư duy khoa học và ảnh hưởng từ tâm lý học Liên Xô cũng như văn hóa phương Đông.

Thực tập 5 lạy

Con có gốc rễ nơi tổ tiên, nơi giòng họ huyết thống và giòng họ tâm linh; trái tim con đã nở ra như một đóa hoa, con xin buông bỏ tất cả mọi hiềm hận, một lòng cầu nguyện cho kẻ đã làm khổ con, làm khổ gia đình và dân tộc con được thoát vòng tai nạn và đớn đau, để họ có thể thấy được ánh sáng của niềm vui sống và an lạc như con. Tâm con không còn mang một mảy may trách móc và oán thù. Con xin truyền đạt năng lượng của con cho tất cả những người ấy. Lạy Bụt, lạy tổ, lạy ông bà chứng minh cho con.

Dòng tu Tiếp Hiện và Con đường phụng sự

Chặng đường 50 năm của dòng tu Tiếp Hiện đã trở thành một gia tài quý báu trong những pháp môn của truyền thống Làng Mai, là lý tưởng phụng sự mà cũng là pháp môn hành trì, thực tập chuyển hóa tự thân. Những người Tiếp Hiện khắp nơi trên thế giới, đã và đang đi về một hướng, cùng nuôi dưỡng nhau trên con đường hiểu biết và yêu thương.