“Tức Phật tức tâm, tức tâm tức Phật”.
Thì ra, hoàn thiện con người mình mới tìm thấy được Như Lai!
Thì ra, một đóa hoa là một thế giới, một chiếc lá là một Đức Như Lai.
“Cuộc đời do tâm, pháp giới bao la,
Tương lai vô tận, Phật ở trong ta”.

“Tức Phật tức tâm, tức tâm tức Phật”.
Thì ra, hoàn thiện con người mình mới tìm thấy được Như Lai!
Thì ra, một đóa hoa là một thế giới, một chiếc lá là một Đức Như Lai.
“Cuộc đời do tâm, pháp giới bao la,
Tương lai vô tận, Phật ở trong ta”.
Thế thái nhân tình giống như trăng thanh gió mát đầy ý vị, có thể đọc như sách, cũng có thể xem như kịch. Duy chỉ có người đặt mình ở nơi thấp hèn, bé nhỏ mới có cơ duyên nhìn thấy được chân tướng của nhân tình thế thái, mà không phải đối mặt với nghệ thuật biểu diễn của công chúng./.
Dư Quang Trung 余光中 (1928-2017) là nhà thơ, nhà văn, dịch giả Đài Loan (Trung Quốc). Ông sinh ở Phúc Kiến, Vĩnh Xuân. Năm 1952 tốt nghiệp khoa Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Đài Loan. 1959 đỗ Thạc sĩ Đại học Iowa. Ông là tác giả tập thơ Hương sầu 乡愁, Hương sầu tứ vận 乡愁四韵 và một số tập tản văn, tiểu luận.
Thủa nhỏ ra đi trở lại già
Giọng quê không đổi tóc sương pha
Trẻ con trông thấy không quen biết
Cười hỏi khách từ chốn nao qua?
Trước khi thiền, trông núi là núi, nhìn sông là sông;
Khi tham thiền, trông núi chẳng là núi, nhìn sông chẳng là sông;
Sau khi tham thiền ngộ đạo, trông núi là núi, nhìn sông là sông
Khi trời muốn trao trọng trách cho người nào thì trước hết sẽ rèn luyện người đó: khổ tâm trí, nhọc gân cốt, đói thể xác, túng quẫn tinh thần, làm gì cũng bị nghịch ý trái lòng. Có như vậy mới kích động hết “cái tâm”, kiên nhẫn tận “cái tính”, mới làm được những điều thiên hạ xưa nay chưa ai làm được.
Hoàng Tông Hy (黄宗羲; 1610 – 1695) gốc người Dư Diêu, tỉnh Chiết Giang tự là Thái Xung, hiệu là Nam Lôi, còn có hiệu khác là Lê Châu là nhà tư tưởng, nhà sử học Trung Quốc thời Thanh.
Nếu chúng ta có thể luôn giữ được một trái tim trong sáng, tấm lòng rộng mở, bao dung tất cả, khiến cho tâm niệm hướng theo chính đạo thì chính lúc đó ta đang sống ở thiên đường.
Ánh nắng vàng rực rỡ gần giữa trưa len lỏi qua khung cửa, chiếu sáng lấp lánh khắp căn phòng. Tôi ngắm nhìn ánh nắng trong suốt đó, muốn phân biệt các màu sắc xán lạn đan xen vào nhau đó, theo đuổi thứ dòng chảy không dấu vết này.
Nguyễn Tịch (阮籍; 210-263) tự Tự Tông (嗣宗), xuất thân ở Trần Lưu, nước Nguỵ đời Tam Quốc (nay là Khai Phong, Hà Nam, Trung Quốc). Ông là một trong Trúc lâm thất hiền, phụ thân của ông là Nguyễn Vũ, từng là thừa tướng nước Ngụy và là một trong Kiến An thất tử.
Cày đồng buổi ban trưa
Mồ hôi tuân như mưa
Nâng bát cơm vàng ngọc
Nhọc nhằn ai biết chưa?
Vị triết gia liền nói: “Cửa sổ và tấm gương đều làm từ thủy tinh, trên tấm gương có tráng lên một lớp thủy ngân. Bởi vậy mà ông không thấy được người khác chỉ thấy chính mình”.
Ta trở thành một con người vừa thuận theo tự nhiên nhưng lại sống tự do và hạnh phúc. Điều đó giống như một vở kịch, diễn viên ưu tú hiểu rõ vai diễn của mình là giả, nhưng vẫn diễn xuất một cách xuất thần, chân thực, tự nhiên và vui vẻ hơn chính cuộc sống hiện thực.
ời nói phải trung tín, hành động phải kính cẩn.
Ăn uống phải thanh đạm, chữ viết phải ngay ngắn.
Dung mạo phải đoan trang, áo mũ phải chỉnh tề.
Bước đi phải nhẹ nhàng, nơi ở phải gọn gàng.
“Làm người” là một môn học phải bắt đầu học từ lúc mới sinh ra cho đến lúc tuổi xế chiều vẫn phải tiếp tục gắng sức học tập, nỗ lực thực hiện. Đây chính là “học tập đến già, thực hiện đến già”. Học làm người là việc làm không bao giờ có giới hạn cả.
“Người Tần không kịp tự thương cho mình khi mất nước, mà người đời sau lại vội than thở cho họ. Tuy vậy, nhưng người đời sau cũng chỉ biết than thở cho người Tần mà không biết lấy đó làm gương cho chính mình, lại khiến người đời sau nữa phải than thở”. Bi kịch lớn nhất ở trên đời chẳng gì bằng: “Người đời sau nhìn người hôm nay, cũng giống như người đời nay nhìn người ngày xưa”.
Biết sai phải sửa, làm được chớ quên.
Không nói lỗi người, đừng ỷ tài mình.
Hiền nhân cao thượng, cần học tập theo.
Tạo đức lập danh, hình thể đoan chính.
Ngộ đạo không khó cốt ở lựa chọn.
Đừng yêu ghét tự nhiên sẽ hiểu.
Thuận nghịch tranh giành là do tâm bệnh.
Không rõ nghĩa lý nhọc công tịnh niệm.
Gọi là chân chính lắng nghe
Từ nơi tĩnh lặng tìm về thanh âm
Chân chính thấy biết chẳng lầm
Từ trong vô tướng chân tâm hiển bày.
Bồ tát dùng phương tiện gì để hóa độ chúng sinh?
Một là thuận theo tâm ý chúng sinh;
Hai là phát tâm tùy hỷ với công đức người khác;
Ba là sám hối dứt trừ tội lỗi;
Bốn là hết lòng khuyến thỉnh chư Phật trụ thế, chuyển pháp luân.
“…Tương tự, sống ở trên đời, mỗi chúng ta phải lao động làm việc, trải nghiệm và rèn giũa tâm chí, rèn luyện cốt cách. Cuộc sống nếu không trải qua muôn ngàn sinh tử thì làm sao nhận được cái tinh anh vượt qua của sinh tử muôn ngàn? Làm sao có thể ngộ đạo, có thể thành công được?…”